Hợp đồng bảo hiểm? Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị? Hợp đồng bảo hiểm trùng? Nội dung của hợp đồng bảo hiểm Tài sản? Nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm?
Chúng ta không còn xa lạ với Hợp đồng, hiện nay hợp đồng là một hình thức khá phổ biến trong các giao dịch, trong hợp đồng thì các bên thỏa thuận với nhau về các quyền và nghĩa vụ thực hiện theo quy định của pháp luật. Đối với các loại hợp đồng bảo hiểm thì cũng được hiểu theo nghĩa tương tự đó là sự thoa thuận giữa hai bên Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Vậy để hiểu thêm về hợp đồng bảo hiểm và Nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm được quy định như thế nào? Mời banjd dọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý: Luật Kinh Doanh Bảo hiểm 2019
Luật sư
1. Hợp đồng bảo hiểm
1.1. Hợp đồng bảo hiểm
Tại Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định:
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật Hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật Hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.
4. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xét trên phương diện lý thuyết, thì pháp luật quy định hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, và thông qua đó thể hiện sự thống nhất ý chí về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng. Xuất phát từ sự “yếu thế” của người mua bảo hiểm, và tính phức tạp và khó hiểu của các điều khoản bảo hiểm, pháp luật đã quy định cụ thể về nội dung, hình thức của hợp đồng bảo hiểm cũng như nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ thông tin, giải thích rõ về các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Như vậy trong các loại hợp đồng bảo hiểm được nêu như trên thì Hợp đồng bảo hiểm tài sản là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.
– Các loại hợp đồng bảo hiểm đó là Hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
– Đối tượng bảo hiểm đó là Đối tượng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
– Hình thức hợp đồng bảo hiểm đó là Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
– Sự kiện bảo hiểm đó là Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, trừ trường hợp
1.2 Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
– Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
– Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
3. Hợp đồng bảo hiểm trùng
– Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
– Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
4. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm Tài sản
– Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung đó là Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng và Đối tượng bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản, Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, các Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và Thời hạn bảo hiểm theo quy định của pháp luật, Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm và quy định về Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường và Các quy định giải quyết tranh chấp, Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng và Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật
5. Nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm
Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm mà theo đó, Doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi tài sản mua bảo hiểm gặp những rủi ro trong phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất.
Về nguyên tắc, sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, người thụ hưởng sẽ được nhận số tiền bảo hiểm tương ứng với thỏa thuận của Doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm trong Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người được bảo hiểm không thực hiện các quy định về an toàn, không có các biện pháp nhằm đề phòng, hạn chế tổn thất thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm.
Khoản 1 điều 50, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định: “Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.”
Như vậy, trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng bào hiểm, người được bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Thậm chí, khi đã xảy ra rủi ro, người được bảo hiểm cũng cần thực hiện những biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất.Trách nhiệm thực hiện các biện pháp để phòng ngừa rủi ro cho tài sản còn có thể được thực hiện bởi Doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, hạn chế hoặc giảm thiểu thiệt hại khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Nếu hết thời hạn được ấn định mà người được bảo hiểm vẫn không thực hiện thì Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Như vậy, việc pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm là biện pháp ngăn chặn người được bảo hiểm thực hiện ý đồ trục lợi của mình khi cố tình không thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản bào hiểm.
Trên đây là nội dung về vấn đề Nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm và các thông tin pháp lý về vấn đề Nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.