Hiện nay xuất phát từ một số lý do khác nhau mà một số chuyến bay sẽ bị chậm hoặc bị hủy so với lịch bay ban đầu. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ của các hãng hàng không khi chuyến bay bị chậm hoặc bị hủy?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chuyến bay bị chậm, bị hủy:
Có thể nói, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về việc những chuyến bay bị chậm hoặc bị hủy. Nhiều người đặt ra câu hỏi, nên hiểu như thế nào về chuyến bay bị chậm và chuyến bay bị hủy. Những khái niệm này hiện nay đã được quy định cụ thể tại Thông tư 19/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không, Theo đó thì có thể hiểu, chuyến bay bị chậm và chuyến bay bị hủy cụ thể như sau:
– Chuyến bay bị chậm là khái niệm để chỉ những chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn hơn so với lịch trình, theo quy định của pháp luật hiện nay thì thời gian khởi hành sẽ chậm hơn 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay, việc khởi hành chậm hơn có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng hầu như sẽ xuất phát từ lý do khách quan (thời tiết …);
– Chuyến bay bị hủy là khái niệm để chỉ những chuyến bay do nhiều lý do khác nhau mà không thể khởi hành trên thực tế, có thể là lý do chủ quan hoặc lý do khách quan không thể lường trước được, chuyến bay bị hủy là việc một chuyến bay đã có lịch trình cụ thể, tức là đã được khách hàng đặt chỗ và bán vé, việc bán vé đã được công bố trên hệ thống bán vé, trong phản thời gian theo quy định của pháp luật đó là 24 giờ trước thời gian khởi hành dự kiến.
Hủy chuyến bay hoặc chậm chuyến bay là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều thiệt hại cho khách hàng, vì thế cho nên khi tình trạng này xảy ra, các hãng bay cần phải có những nghĩa vụ nhất định đối với khách hàng, nhầm tỏ thái độ xin lỗi khách hàng do lịch bay không được thực hiện theo đúng kế hoạch.
2. Nghĩa vụ của hãng hàng không khi chuyến bay bị chậm, huỷ:
2.1. Nghĩa vụ của hãng hàng không khi chuyến bay bị chậm
Có thể nói, căn cứ theo quy định Thông tư 19/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không, khi bị chậm chuyến bay, thì các hãng hàng không cần phải thực hiện một số nghĩa vụ sau đây:
– Đối với trường hợp bị chậm chuyến bay không phải do lỗi của anh khách, thì có khách hàng không cần phải cung cấp cho hành khách những dịch vụ đầy đủ trên thực tế, cung cấp và cập nhật đầy đủ những thông tin cho hành khách theo phương thức phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tiến hành hoạt động xin lỗi hành khách và đảm bảo việc ăn nghỉ, cũng như hoạt động đi lại của hành khách;
– Các hãng hàng không phải tiến hành hoạt động chịu đầy đủ các chi phí có liên quan đến quá trình hành khách ở lại do lịch bay bị chậm, bù đắp những chi phí hợp lý, chịu các chi phí có liên quan trực tiếp trong thời gian chờ đợi tại cảng hàng không của hành khách mà không được quy định trong điều lệ vận chuyển do hành vi chậm chuyến bay của mình gây ra;
– Các hãng hàng không cần phải đảm bảo đầy đủ chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không trong thời gian hành khách cho chuyến bay theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ giao thông vận tải.
Ngoài ra, đối với trường hợp chuyến bay bị chậm xuất phát từ lỗi của người vận chuyển, thì người vận chuyển cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với hành khách trong chuyến bay theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp chuyến bay bị chậm từ 2 giờ trở lên theo quy định của pháp luật, thì trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách có thể tới được địa điểm cuối cùng của mình theo như lịch trìn mà họ đã đặt ra, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu khác có liên quan cho hành khách, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho họ;
– Đối với những chuyến bay chậm từ 5 giờ trở lên, trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện các nghĩa vụ theo quy định mà họ yêu cầu hoàn trả tiền vé, thì khi đó người vận chuyển cần phải tiến hành nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả một phần tiền vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn và yêu cầu của hành khách tại cảng hàng không, hoặc tại các văn phòng đại diện, hoặc các chi nhánh, và đại lý bán vé do hãng hàng không chị định theo đúng quy định của pháp luật;
– Đối với trường hợp chuyến bay chậm kéo dài, thì khi đó, ngoài các nghĩa vụ được nêu ở trên, khi hành khách có yêu cầu khác thì người vận chuyển theo đúng quy định của pháp luật sẽ cần phải tiến hành hoạt động bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trong chuyến bay theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường ứng trước không hoàn lại trong quá trình vận chuyển hành khách bằng đường hàng không bởi chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ giao thông vận tải.
2.2. Nghĩa vụ của hãng hàng không khi chuyến bay bị hủy:
Đối với những chuyến bay bị hủy, thì các hãng hàng không cần phải thực hiện một số nghĩa vụ sau đây:
Đối với trường hợp hành khách không được vận chuyển suất phát từ lỗi của người vận chuyển theo đúng quy định của pháp luật, và trường hợp chuyến bay bị hủy mà không được người vận chuyển thông báo trước cho hành khách trong một khoảng thời gian hợp lý, thì ngoài những nghĩa vụ như phân tích ở trên (nghĩa vụ trong trường hợp chuyến bay bị chậm), thì người vận chuyển hành khách cần phải thực hiện một số nghĩa vụ khác đối với hành khách, cụ thể như sau:
– Người vận chuyển hành khách cần phải có nghĩa vụ tiến hành hoạt động bồi thường ứng trước không hoàn lại cho các hành khách một mình khi hành khách này đã được xác nhận chỗ bà có vé trên chuyến bay theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường ứng trước không hoàn lại trong quá trình vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ giao thông vận tải;
– Các hãng hàng không cần phải có nghĩa vụ đó là, trong phạm vi cung cấp dịch vụ của mình, thì cần phải tiến hành hoạt động chuyển đổi hành trình sao cho phù hợp với hành khách hoặc, đưa hành khách chuyển sang những chuyến bay khác để hành khách có thể tới điểm cuối cùng theo đúng nhu cầu và mong muốn của mình một cách hợp lý, miễn trừ các điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay, tiến hành hoạt động miễn trừ các phụ thu khác có liên quan đối với hành khách theo quy định của pháp luật;
– Có khách không không có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả một phần tiền vé chưa sử dụng theo yêu cầu và mong muốn, theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, tại các chi nhánh hoặc các đại lý bán vé dò các khách hàng không chị định theo đúng quy định của pháp luật;
– Khách hàng không có nghĩa vụ thực hiện một số trách nhiệm khác ngoài những trách nhiệm nêu trên dựa trên sự thỏa thuận với khách hàng và không trái quy định của pháp luật.
3. Quy định của pháp luật về trường hợp chuyến bay được khởi hành sớm hơn so với lịch trình:
Căn cứ theo Thông tư 19/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không, chuyến bay khởi hành sớm là khái niệm để chỉ chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế sớm hơn 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
Đối với trường hợp chuyến bay được khởi hành sớm hơn so với lịch bay xuất phát từ lỗi của người vận chuyển, hành khách trong chuyến bay đó đã được xác nhận chỗ tuy nhiên không được vận chuyển và cũng không nhận được thông báo về việc thay đổi thời gian khởi hành sớm hơn so với dự kiến trong một khoảng thời gian hợp lý, thì khi đó các hãng hàng không cần phải thực hiện một số nghĩa vụ theo như phân tích ở trên đối với trường hợp chuyến bay bị hủy.
Ngoài ra, pháp luật hiện nay còn quy định, việc hoàn vé cho khách hàng sẽ được áp dụng theo đúng quy định của pháp luật trong một số trường hợp sau đây:
– Miễn trừ điều kiện hạn chế về hoàn vé và phí hoàn vé;
– Vé hoàn toàn chưa được sử dụng, khoản chi hoàn sẽ bằng số tiền vé mà hành khách đã trả; tiền vé bao gồm các khoản: giá dịch vụ vận chuyển; các khoản thuế, phí do Nhà nước quy định, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý, giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay mà hãng hàng không thu hộ; các khoản phụ thu khác có liên quan theo hóa đơn hợp pháp do hành khách cung cấp;
– Vé đã được sử dụng một phần, khoản chi hoàn sẽ không thấp hơn chênh lệch giữa tiền vé đã trả và tiền vé, các dịch vụ khác đã sử dụng cho hành trình của hành khách.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 19/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không.