Khái quát chung về quy định thoát nước thải? Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải.
Hiện nay các hộ dân sinh sống vẫn thường gặp các vấn đề liên quan tới thoát nước thải, Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày có những gia đình vẫn sử dụng thoát nước thải sinh hoạt ra môi trường nhưng lại gây ô nhiễm đối với các hộ xung quanh, như các hộ chăn nuôi…Vậy dưới gọc độ pháp lý thì khi thoát nước thải không đúng quy định gây ảnh hưởng tới môi trường sống thì nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Khái quát chung về quy định thoát nước thải
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về nước thải và nước thải sịnh hoạt lần lượt như sau:
Nước thải được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
Nước thải sinh hoạt được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của nước thải sinh hoạt. Để có giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp nhất, các nhà nghiên cứu chia nước thải này thành nước thải do các chất thải có trong sinh hoạt và nước thải do bài tiết của con người và vật nuôi trong cuộc sống sinh học hàng ngày. bên cạnh đó dựa vào các đặc điểm về cấu trúc sinh học của nước thải sịnh hoạt như loại nước chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt chứa vô cơ, vi khuẩn, virus nguy cơ gây bệnh cao.
Theo đó co thể đưa ra một số kết luận rằng, Đối với việc thoát nước thải thì pháp luật đã có quy định cụ thể vè chi tiết. Vì tính chất của nước thải như chúng tôi đã nêu như trên nếu không được xử lý theo quy định thì có thể sẽ gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới khu dân cu xung quanh, Vậy nên khi số người sịnh sống và có như cầu sửa chưa càng ngày càng nhiều nhưng không phải ở đâu người dân cũng sẽ đảm bảo được việc xả nước thải đúng nơi quy định, nhất là đối với người dân ở vùng nông thôn. Trên cơ sở quy định tại Điều 7
2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải
Tóm tắt câu hỏi:
Xin nhờ tư vấn giúp trường hợp sau: nha tồi có 1 đám đất, có sổ đỏ, nhưng không cất nhà ở, mảnh đất năm ở mặt đường lớn, gia đình tôi trồng rau trên đất này. Bên cạnh nhà tôi có 1 hộ gia đình khác cất nhà lên, tường xây sát ranh giới đất của hai bên gia đình, Khi gia đình này tiến hành xây dựng đã có nhiều tranh cai vì họ lấn qua đất nhà tôi. Vì tình nghĩa nên gia đình tôi đã thương lượng cho gia đinh kia thêm ít đất để xây dựng. Nhưng khi xây xong nhà thì gia đình đó không dọn dẹp phần đất đào dư ra và các vật liệu khác còn bỏ nằm trên đất nhà tôi, gia đình tôi có nhắc gia đình đó dọn dẹp sạch sẽ nhưng họ không dọn và còn nói ” nhà xây xong thì bên ai nấy dọn, nhà tao không liên quan”, nhiều lần nhắc nhở và xảy ra tranh cãi, con trai gia đình đó còn cầm dao ra định đâm người nhà tôi. Không những vậy, gia đình đó còn để một lỗ nhỏ cho nước thải sinh hoạt chảy qua đất nhà tôi và còn thường quăng rác sinh hoạt hàng ngày qua nữa. Vậy xin luật tư vấn cho gia đình tôi được rõ đó là những hành vi vi phạm và xử lý như thế nào. Mong nhận được câu trả lời qua mail. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn!!!?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với hành vi nhà hàng xóm xả nước thải sang đất nhà bạn và lấn chiếm đất.
Về vấn đề nhà bên cạnh để nước thải chảy sang phần đất nhà bạn thì căn cứ tại quy định tại Điều 270,
“Điều 270. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải
Chủ sở hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường.”
Và vấn chiếm đất đai thì tại Điều 12, Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm:
1. Lấn chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
Như vậy, hành vi của bạn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của gia đình hàng xóm. Do đó, bạn có thê thỏa thuận với hàng xóm về mức chi phí bồi thường trong trường hợp này. Nếu không thể thỏa thuận về mức giá bồi thường thì có thể lấy mức giá đất tại thời điểm đó của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ tính giá bồi thường.
Nếu không thỏa thuận được, hai bên có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để hòa giải theo quy định tại Điều 202, Luật đất đai 2013 (Hòa giải tranh chấp đất đai):
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.”
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu hòa giải không thành, tranh chấp được giải quyết tại Tòa án thì Tòa án sẽ căn cứ thực trạng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất của hai bên để đưa ra quyết định.
Ngoài ra căn cứ dựa trên điều 277 Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề Liataj bảo vệ môi trường 2020 quy định thì
Như vậy, căn cứ quy định pháp luật trên thì đối với các hộ dân trong quá trình sinh hoạt, chăn nuôi…là phải có trách nhiệm xử lý nguồn nước thải trong gia đình phù hợp, đúng nơi quy định về xả thải, không được xả thải sang diện tích đất của hộ gia đình khác, ra nơi công cộng. Áp dụng vào trường hợp thực tế của bạn thì việc hộ gia đình trên thực hiện xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo mà không xây dựng, lập khu xử lý lắp đường dẫn nước thải để đảm bảo môi trường của các hộ dân xung quanh mà để mặc cho nước thải tràn trực tiếp qua đất của gia đình mình gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó chúng ta có thể có các cách để khắc phục và để bảo vệ lợi ích của mình thì chủ sở hữu sẽ làm đơn khiếu nại gửi chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã yêu cầu hộ gia đình chấm dứt hành vi vi phạm, thực hiện xây dựng hệ thống đường dẫn nước thải đúng quy trình và thực hiện nghĩa vụ bồi thường nếu có phát sinh thiệt hại. Trường hợp, đã giải quyết hòa giải tại Uỷ chủ sở hữu nhưng không thành hoặc hòa giải thành, đã bị xử lý nhưng vẫn tái phạm thì để có thể làm đơn khởi kiện trực tiếp ra Tòa để xử lý.
Thứ hai, Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác và hành vi xả rác sang mảnh đất của bạn
Về hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử lý phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi vứt rác sang hàng xóm.
Về hành vi xả rác thải sang mảnh đất nhà bạn vi phạm quy định Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung theo Điểm d, Khoản 2, Điều 7, Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đại diện gia đình bạn sẽ làm đơn tố cáo ra cơ quan công an về hành vi này để cơ quan công an giải quyết xử lý vi phạm.
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Qua bài viết chúng ta có thể có thêm thông tin bổ ich để xử lý nước thải của hộ gia đình nơi sinh sống sao cho đúng quy định của pháp luật và không xâm phạm tới lợi ích của người khác.