Chủ sở hữu là gì? Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa? Tư vấn một trường hợp cụ thể?
Chế định về tài sản và quyền sở hữu lại là chế định cơ bản trong các quan hệ dân sự và giao dịch dân sự, do đó, khi xã hội ngày càng phát triển và ngày càng được mở rộng. Trong Bộ luật Dân sự thì các chế định về tài sản và quyền sở hữu được xác định là quan trong nhất trong việc nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu tài sản, bảo đảm trật tự trong giao dịch dân sự. Bên cạnh đó thì chủ sở hữu đối với tài sản hay bất động sản liền kề đều phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Việc chủ sở hữu thực hiện nghĩa vụ của mình về việc thoát nước mưa thì được quy định như thế nào trong Bộ luật này.
Tuy nhiên, đối với việc này thì không phải chủ sở hữu nào cũng nắm rõ được nghĩa vụ của mình đối với việc này, cho nên vẫn còn rất nhiều trường hợp chủ sở hữu vẫn thoát nước mua sang bất động sản liền kề, gây ảnh hường đến quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản liền kệ. Vậy, nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa được xác định như thế nào? hãy cũng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
1. Chủ sở hữu là gì?
Chủ sở hữu hay còn được gọi là Chủ thể được xác định là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản, một khối tài sản được pháp luật thừa nhận. Do đó, mỗi chủ thể với tư cách là chủ sở hữu thực hiện các quyền của mình đối với tài sản như: quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khác nhau; có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ các quyền năng của quyền sở hữu hoặc giao cho người khác thực hiện một số quyền năng nhất định của quyền sở hữu.
Bên cạnh đó để bảo đảm lợi ích của tất cả người dân đang sịnh sống và tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành,
Để bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội ta có một cuộc sống bình thường, để cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước phát triển theo chiều hướng tích cực, để phù hợp với lợi ích chung của xã hội và cộng đồng… Bộ luật dân sự đã quy định chủ sở hữu phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Điều 172 BLDS quy định: “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đổi với tài sản thì chủ thể phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Không những thế mà Điều luật còn chỉ ra rằng nếu chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong khi thực hiện quyền của mình mà làm ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm chấm dứt ngay các hành vi gây ô nhiễm đó, đồng thời phải thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả. Người có hành vi làm ô nhiễm môi trường sống còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. Dưới gọc độ của luật học thì quyền sở hữu được hiểu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật về sở hữu nhằm điều chỉnh các quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu là cơ sở để xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Quyền sở hữu với tư cách là một chế định của pháp luật dân sự, một bộ phận thuộc thượng tầng kiến trúc, quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và có Nhà nước. Pháp luật về sở hữu dù được ghi nhận và quy định dưới bất kỳ góc độ nào cũng luôn mang tính giai cấp và phản ánh những phương thức chiếm giữ của cải vật chất trong xã hội. “Vì vậy, pháp luật về sở hữu bao giờ cũng nhằm mục đích xác nhận và bảo vệ bằng pháp luật việc chiếm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của giai cấp thống trị và bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. bên cạnh đó sẽ tạo ra các điều kiện pháp lý cần thiết bảo đảm cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều nhất những tư liệu sản xuất đang chiếm hữu để phục vụ cho sự thống trị; đồng thời xác định mức độ xử sự và các ranh giới hạn chế cho các chủ sở hữu trong phạm vi các quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa
Trên cơ sở quy định đã được nêu ra ở trên thì quyền sở hữu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định.Với cách hiểu này thì quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, được quy định trong các quy phạm pháp luật về sở hữu cụ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 250 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau:
“Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.”
Như vậy, có thể thấy một điều rằng pháp luật nước ta quy định rất chi tiết về việc chủ sở hữu nhà ở phải lắp đặt đường dẫn nước mưa từ mái nhà xuống dưới mặt đất vào phần thoát nước của nhà mình; không được để nước mưa chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu liền kề gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu và bất đông sản liện kề. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp cố tình vi phạm thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Song với đó thì Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về việc gây ảnh hưởng đến bất động sản liền kề, Việc bồi thượng này được quy định dựa trên căn cứ tại Điều 605 Bộ luật này, cụ thể
“Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”
Như vậy, Chủ sở hữu đối với bất động sản liền kề mà gây ra các thiệt hại làm ảnh hưởng đến bất động sản liền kề khác khác thì phải bồi thường. Việc gây thệt hại này được xác định khi người được hưởng quyền đối với bất động sản bị hưởng quyền gây thiệt hại trong quá trình mở lối đi riêng, đặt đường ống nước, để nước mưa chảy từ mái nhà mình sang bất động sản bên cạnh,… thì phải có trách nhiệm với việc làm của mình.
3. Tư vấn một trường hợp cụ thể:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, hiện tôi và nhà ở phía sau nhà tôi đang có mâu thuẫn về việc nước mưa từ mái tôn nhà tôi chảy vào đất của nhà đó. Tôi xin nhờ luật sư giải đáp giúp tôi là nước mưa từ mái tôn nhà tôi chảy ra phía sau sang đất của nhà ở phía sau nhà tôi, từ xưa giờ là vẫn chảy như vậy, nay tôi tháo mái tôn ra làm lại tôn mới thì nhà phía sau bắt phải làm sao không cho nước mưa chảy qua đó nữa. Tôi có rút mái tôn lại cách vách nhà tôi khoảng 10cm nhà sau vẫn không chịu vậy tôi xin hỏi là tôi có vi phạm pháp luật không? Mong luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn đưa ra thì bạn và nhà ở phía sau nhà bạn đang có mâu thuẫn về việc nước mưa từ mái tôn nhà bạn chảy vào đất của nhà ở sau. Nước mưa từ mái tôn nhà bạn chảy ra phía sau sang đất của nhà ở phía sau nhà bạn, nay bạn tháo mái tôn ra làm lại tôn mới thì nhà phía sau bắt phải làm sao không cho nước mưa chảy qua đó nữa. Theo quy định pháp luật, nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau:
– Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
– Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
– Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong việc thoát nước mưa mà việc cấp, thoát nước phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Nếu người hàng xóm phía sau nhà bạn không đồng ý thì bạn có thể gửi đơn lên Uỷ ban nhân dân xã nơi đang có đất để giải quyết. Nếu không hòa giải tại xã được thì bạn có thể khởi kiện tới