Khái quát về nghĩa vụ công khai các lợi ích liên quan trong công ty cổ phần? Quy định của pháp luật về công khai các lợi ích liên quan trong công ty cổ phần?
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thị trường, nó được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Chính vì điều đó, cơ cấu tổ chức và bộ máy vận hành của công ty cổ phần khá phức tạp, thường đông người và cơ chế quản lý cũng hơi khó khăn. Một trong cách thức để pháp luật “trợ giúp” cho hệ thống quản lý của công ty cổ phần đó là việc ấn định nghĩa vụ công khai các lợi ích và người có liên quan trong công ty, nhằm bảo đảm một trong nguyên tắc nhất định trong hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là nghĩa vụ công khai của người quản lý công ty. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc có góc nhìn rõ hơn về nội dung nghĩa vụ công khai các lợi ích và người có liên quan trong công ty cổ phần theo
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về nghĩa vụ công khai các lợi ích liên quan trong công ty cổ phần?
Công ty cổ phần là một trong bốn loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Theo giải thích tại Khoản 1, Điều 111, Luật Doanh nghiệp: “Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.“
Nghĩa vụ công khai các lợi ích liên quan trong công ty cổ phần là nội dung bắt buộc mà công ty cổ phần phải thực hiện theo Điều lệ công ty và quy định của pháp luật doanh nghiệp, trong đó, công ty phải công bố, cung cấp các thông tin chính thức về các lợi ích và người có liên quan trong công ty tới Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, đại diện theo ủy quyền của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác.
2. Quy định của pháp luật về công khai các lợi ích liên quan trong công ty cổ phần?
Tiền lương, cổ phần thường là các khoản thu nhập dễ nhận thấy của các cá nhân trong công ty cổ phần, nhưng ngược lại, nguồn thu nhập từ lợi ích tư rất khó để nhận biết. Các cổ đông, người quản lý công ty cổ phần ít nhiều là những người có khả năng và điều kiện lạm dụng quyền lực của mình để tư lợi. Do vậy, Luật Doanh nghiệp đã đề ra quy định về nghĩa vụ công khai các lợi ích liên quan, đây là những thông tin lợi ích của người có liên quan đến công ty, thông tin của người quản lý công ty trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác. Quy định về nghĩa vụ này có ý nghĩa vô cũng quan trọng, tạo cơ chế tự động giám sát lẫn nhau và ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quyền của chủ thể “lãnh đạo”.
Nội dung về công khai các lợi ích liên quan đến công ty cổ phần được quy định tại Điều 164 Luật Doanh nghiệp. Đây không phải là một nội dung mới được ghi nhận mà là sự kế thừa gần như trọn vẹn quy định tại Điều 159
Nghiên cứu cụ thể hơn về quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, tác giả tập trung vào các khía cạnh sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ công khai người liên quan của công ty và các hợp đồng, giao dịch tương ứng của họ với công ty.
Khái niệm về người liên quan của công ty đã được giải thích rất cụ thể tại Khoản 23, Điều 4, Luật Doanh nghiệp, theo đó: “Người liên quan của công ty là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
b) Công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;
c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
d) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.“
Việc xác định người có liên quan đến công ty trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có sự thay đổi so với
Nghĩa vụ công khai người liên quan của công ty được biểu hiện: Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty và các hợp đồng, giao dịch tương ứng của họ với công ty. Thực tế, việc tập hợp và cập nhật danh sách là hoàn toàn đơn giản, những đối với các hợp đồng, giao dịch tương ứng với công ty là điều khá khó khăn- khó khăn trong cách xác định thời điểm, thống kê và tiếp cận số liệu thực tế. Thông thường, người liên quan trực tiếp đến công ty sẽ cần cần phải thực hiện việc công khai một cách nghiêm túc và chi tiết hơn.
Thứ hai, nghĩa vụ công khai các lợi ích liên quan của người quản lý công ty.
Nghĩa vụ này là cụ thể hóa của nghĩa vụ “Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này” (Điểm d, Khoản 1, Điều 165 Luật Doanh nghiệp) của người quản lý công ty.
Người quản lý công ty bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác. (mở rộng hơn trong nghĩa vụ công khai các lợi ích liên quan của người quản lý công ty còn bao gồm cả Kiểm soát viên).
Các lợi ích liên quan được nhắc đến ở đây có thể hiểu là các lợi ích mà người quản lý công ty có được khi làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác (kể cả người liên quan của người quản lý doanh nghiệp).
Nội dung nghĩa vụ công khai các lợi ích liên quan được quy định: ” Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai cho công ty về các lợi ích liên quan của mình, bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ.”
Nghĩa vụ này gắn với nghĩa vụ được quy định tại Điều 165 là cực kỳ quan trọng, bởi đây là những cá nhân có “lãnh đạo” với khả năng lạm quyền cực kỳ lớn, việc không công khai, minh bạch sẽ dẫn đến mất lòng tin trước Đại hội đồng cổ đông và có thể là nguyên nhân dẫn đến sự “tan rã” dần dần trong chế độ quản trị của doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số người quản lý doanh nghiệp còn có nghĩa vụ giải trình, đó là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty. Nghĩa vụ giải thích này được thực hiện trước Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
Nguyên tắc chi phối đó là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chỉ được thực hiện khi đã giải trình và phải được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty. Tuy nhiên, quy định tại Khoản 5, Điều 164 chỉ dừng lại ở việc tất cả thu nhập có được thuộc về công ty, nhưng nếu không thất bại và dẫn đến tổn thất thì sẽ như thế nào, quy định này lại không nêu rõ, mặc dù thực tế hoặc dựa trên quy định khác vẫn có thể dễ dàng nhận thấy hướng giải quyết là bị xử lý và bồi thường.
Thứ ba, nội dung việc lưu giữ, công khai, xem xét, trích lục, sao chép danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan được kê khai.
Quy định về lưu giữ công khai, xem xét, trích lục, sao chép danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan được kê khai được ghi nhận tại Khoản 4, Điều 165, Luật Doanh nghiệp, trong đó chỉ cần chú ý một số vấn đề trọng tâm :
– Công ty phải thông báo danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
– Danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan được lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
– Cổ đông, đại diện theo ủy quyền của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có quyền xem xét, trích lục và sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung kê khai.
Trên đây là định hướng mà pháp luật ghi nhận để công ty cổ phần có thể dễ dàng thực hiện, công ty cổ phần hoàn toàn có thể có cơ chế thực hiện nghĩa vụ chặt chẽ hơn được ghi nhận trong Điều lệ công ty.