Tôi có thể làm gì để bố đứa bé phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Tôi muốn không cho cháu tôi gặp bố nó nữa vì lý do là bố nó không chịu đưa tiền cấp dưỡng có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Con gái tôi mới ly hôn chồng và được tòa án xử cho phép trực tiếp nuôi con, bố của đứa bé phải có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng là 5.000.000 đồng, đồng thời hàng tuần được gặp con. Tuy nhiên để lấy được tiền cấp dưỡng con gái tôi phải rất khó khăn, phải gọi điện nhắn tin, hẹn gặp… và tháng nào tiền cấp dưỡng cũng đến không đúng hạn, có tháng còn sang cả đầu tháng sau mới đưa. Gia đình chúng tôi rất bức xúc vì việc này. Vậy cho hỏi chúng tôi có thể làm gì để bố đứa bé phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Nếu bây giờ tôi muốn không cho cháu tôi gặp bố nó nữa vì lý do là bố nó không chịu đưa tiền cấp dưỡng thì có được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Đồng thời, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… mặc dù không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 như sau:
“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;”
Về việc không muốn cho con nhận cha hoặc cho cha con gặp nhau. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hành vi này là vi phạm quy định về quyền nhận cha, mẹ của con và quyền nhận con của cha, mẹ. Đồng thời, không ai có quyền ngăn cản việc người cha gặp con của mình vì khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định:
“3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật hôn nhân và gia đình của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật về ly hôn trực tuyến miễn phí
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!