Bảo lãnh được biết đến là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận với nhau về bảo lãnh nghĩa vụ. Vậy, nghĩa vụ bảo lãnh cho bên mượn xe khi vi phạm hợp đồng được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về vấn đề bảo lãnh trong hợp đồng mượn xe:
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bảo lãnh chính là hoạt động của người thứ ba (sẽ được gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) để thực hiện một số nghĩa vụ hoặc toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( sẽ được gọi là bên được bảo lãnh).
Việc bảo lãnh sẽ phát sinh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Hiện nay, phạm vi của bảo lãnh cũng đã được ghi nhận đầy đủ tại Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó:
+ Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh;
+ Hiện nay, nghĩa vụ bảo lãnh sẽ bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại nếu xảy ra trên thực tế; trường hợp cá nhân chậm trả hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải trả khoản lãi trên số tiền chậm trả này, trừ một số trường hợp có thỏa thuận khác;
+ Các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Đối với trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh làm nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh sẽ không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh đã chấm dứt tồn tại. Như vậy với quy định nêu trên việc bảo lãnh đối với bên mượn xe khi vi phạm hợp đồng có thể được diễn ra là bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nếu các bên đã thỏa thuận với nhau vấn đề này trước khi sự kiện xảy ra. Có nhiều hình thức để tiến hành bảo lãnh thông thường vẫn dựa trên sự thỏa thuận ban đầu đối với 3 bên.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh cho bên mượn xe khi vi phạm hợp đồng:
Ngày nay, hợp đồng mượn tài sản là một trong những loại hợp đồng phổ biến đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng mượn tài sản được hiểu là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên. Theo đó, bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để cá nhân này sử dụng một thời hạn nhất định nhưng không phải trả tiền và bên mượn sẽ phải thực hiện việc trả lại tài sản đó khi đã hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Như đã phân tích tại Mục 1 thì bảo lãnh chính là quá trình một bên đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ đối với bên mượn xe khi vi phạm hợp đồng nên người này có trách nhiệm thực hiện thay trách nhiệm.
Cụ thể tại Điều 342 của Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh đã được ghi nhận ra các nội dung như sau: Thứ nhất, đối với trường hợp bên được bảo lãnh đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ nhưng không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh sẽ phải thay thế được hiện nghĩa vụ đó; Thứ hai, đối với trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
Đồng thời theo khoản 2 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 thì các bên có thể tiến hành thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh đối với trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Áp dụng các quy định trên vào trong trường hợp cụ thể: khi một bên ký hợp đồng mượn xe với bên còn lại mà bên mượn xe vi phạm hợp đồng thì bên bảo lãnh sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện thay nghĩa vụ của bên mượn xe trong đó bao gồm cả việc bồi thường nếu trong hợp đồng mượn xe có quy định hoặc có trách nhiệm trong việc sửa chữa nếu tài sản cho mượn là xe bị thiệt hại.
Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận. Bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ này. Cùng với đó, bên nhận bảo lãnh sẽ không được quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến thời hạn để thực hiện; Bên bảo lãnh sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Liên quan đến vấn đề chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh: Theo quy định thì các bên có thể thống nhất xác lập việc bảo lãnh trong đó ghi nhận các nội dung liên quan đến bảo lãnh nghĩa vụ của bên mượn xe khi vi phạm hợp đồng nên việc chấm dứt bảo lãnh nghĩa vụ cũng có thể được tiến hành thông qua sự thỏa thuận.
Ngoài ra, việc chấm dứt bảo lãnh nghĩa vụ có thể sẽ được thực hiện trong những trường hợp sau đây: nếu nhận thấy nghĩa vụ bảo lãnh đã hoàn tất và đã chấm dứt; việc bảo lãnh có thể đã được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác mà đã được các bên thống nhất với nhau; trường hợp bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng là một trong những trường hợp sẽ chấm dứt bảo lãnh nghĩa vụ. Như vậy để có thể tiến hành chấm dứt bảo lãnh nghĩa vụ cá nhân có thể lựa chọn một trong ba hình thức trên thì sẽ tiến hành chấm dứt nghĩa vụ.
3. Người bảo lãnh cho bên mượn xe khi vi phạm hợp đồng có được trả mức phí bảo lãnh hay không?
Liên quan đến lĩnh vực bảo lãnh thì trong pháp luật dân sự cũng đã ghi nhận bên bảo lãnh sẽ được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận với nhau thông qua bằng văn bản hoặc bằng miệng hoặc thông qua hành động cụ thể đều được coi là hợp pháp. Riêng đối với về lĩnh vực ngân hàng thì mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng liên quan đến ngân hàng được ghi nhận tại Điều 18 Thông tư
– Thông thường khách hàng tìm đến phía tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể tiến hành thỏa thuận về mức phí bảo lãnh với nhau. Trong trường hợp tiến hành bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh thì mức phí bảo lãnh cũng sẽ được các bên thỏa thuận với nhau trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh đã chấp thuận;
– Trong trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh thì dựa trên cơ sở thỏa thuận về tỉ lệ tham gia đồng bảo lãnh và mức phí thu được của bên được bảo lãnh các bên tham gia đồng bảo lãnh sẽ thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên đồng bảo lãnh;
– Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì những tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả dựa trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng với mỗi khách hàng trừ trường hợp các bên có những thỏa thuận khác;
– Việc lựa chọn ngoại tệ trở thành tiền bảo lãnh thì các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh tiền ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam dựa theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí;
– Cũng trong quy định tại Thông tư
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng.