Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13? Doanh nghiệp có bắt buộc phải chi trả lương tháng thứ 13 cho người lao động? Thời điểm trả lương tháng thứ 13?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tiền lương và lương tháng 13
Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng lao động. Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trên thực tế, khái niệm “tiền lương” còn có thể hiểu theo nghĩa rộng, như khái niệm thu nhập của người lao động, bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản tiền phụ cấp lương và tiền thưởng.
Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả sức lao động, chịu sự chi phối của tuơng quan cung-cầu lao động trên thị trường. Tiền lương của người lao động làm công do các bên thỏa thuận, căn cứ vào công việc, điều kiện của các bên và kết quả lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.Tiền lương theo quy định của “
Lương tháng thứ 13 là vấn đề luôn được coi trọng với doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt là đối với người lao động vào các dịp cuối năm luôn quan tâm về mức lương tháng 13 nhưng nhiều người chưa hiểu hết được bản chất, cách tính và điều kiện được tính mức lương tháng 13 bởi trong quy định của các văn bản pháp luật không hề đề cập đến lương tháng 13.
Lương tháng 13 là cách gọi tên của một khoản tiền thưởng vào cuối năm (dương lịch, thường vào tháng 12), và được thoả thuận giữa công ty và người lao động. Lương tháng 13 không phải là thưởng Tết Âm lịch vì ở một số công ty có sự phân biệt lương tháng 13 và thưởng Tết. Như vậy đây là khoản tiền thưởng hằng năm của người sử dụng lao động dành cho người lao động. Điều 103 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
“1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”
Khái niệm lương tháng thứ 13 chưa được quy định cụ thể trong “
Tại Khoản 1 của Điều 103, “Bộ luật lao động năm 2019”, tiền thưởng là khoản mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động dựa vào hai tiêu chí: kết quả làm việc của người lao động và kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm.
Quy chế áp dụng tiền thưởng do doanh nghiệp quyết định và căn cứ vào các quy định riêng, có tham khảo của các tổ chức đại diện cho tập thể người lao động, điển hình như công đoàn của doanh nghiệp.
Theo đó tiền lương tháng 13 theo quy định của pháp luật là không bắt buộc, nó là sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Tiền thưởng này nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm đó, mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động trên cơ sở hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể mà hai bên đã thoả thuận và được chi trả dựa theo quy chế của doanh nghiệp.
Như vậy, việc người lao động nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13 chỉ được nhận thưởng Tết này nếu: trong hợp đồng lao động trước đó có thỏa thuận, hoặc quy chế thưởng, thỏa ước lao động có quy định rõ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước Tết được hưởng thưởng Tết (một phần hoặc toàn bộ).
Luật sư
Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cần tham khảo quy chế thưởng, thỏa ước lao động, hợp đồng lao động để xác định việc có được thưởng tháng lương thứ 13 hay không. Những trường hợp khác, công ty không chi trả tiền thưởng Tết không trái quy định của pháp luật.
Như vậy, dựa vào hai nội dung trên, lương tháng thứ 13 có thể được hiểu là khoản là người sử dụng lao động thưởng cho người lao động theo thỏa thuận, thường là vào dịp cuối năm. Căn cứ thưởng dựa trên mức độ hoàn thành công việc của người lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Tiền lương tháng 13 thường được thể hiện trên các văn bản: Hợp đồng lao động, quy chế lương, thưởng, phạt,…
Vì lương tháng 13 không phải là thuật ngữ được quy định bằng văn bản Luật, nên khi tìm hiểu và áp dụng, rất nhiều người vẫn bị nhầm lẫn. Doanh nghiệp và người lao động cần lưu ý như sau:
Lương tháng 13 không phải là khoản tiền thưởng Tết Nguyên Đán. Vì tại nhiều doanh nghiệp, hai khoản này hoàn toàn tách biệt nhau. Điều này phụ thuộc vào quy chế thưởng riêng của từng đơn vị.
Tiền lương tháng thứ 13 không phải là khoản bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động. Nếu mức độ hoàn thành công việc không đạt hoặc tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, người lao động có thể không nhận được khoản thưởng này.Lương tháng thứ 13 của người lao động có thể khác nhau và không có định mức cụ thể, phụ thuộc vào quy chế riêng của từng đơn vị và từng người lao động
Đối với mỗi doanh nghiệp, người sử dụng lao động có cách tính lương tháng 13 khác nhau, không cố định bằng công thức. Tuy nhiên, dưới đây là những phương pháp tính được nhiều đơn vị sử dụng căn cứ vào một số điều kiện cụ thể.
2. Điều kiện hưởng và cách tính lương tháng 13
Như đã trình bày trên thì lương tháng 13 không được quy định cụ thể trong “Bộ luật lao động 2019” nên mức hưởng và cách tính sẽ do người sử dụng quyết định.Căn cứ để người lao động được hưởng tháng lương thứ 13 có thể phụ thuộc quy định tính lương tháng 13 của doanh nghiệp, một số tiêu chí có thể được áp dụng như:
Tháng lương thứ 13 được thưởng cho toàn thể người lao động nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sau: Đã hết thời gian thử việc và có thời gian làm việc liên tục thực tế từ đủ 01 tháng trở lên tính đến hết ngày 31/12 (Dương lịch) của năm đó, và vẫn đang làm việc tại công ty vào ngày 31/12.
Nhân vên chưa hết thời gian thử việc tính đến hết 31/12 sẽ không nhận được lương tháng thứ 13.
Người lao động có ký kết với doanh nghiệp bằng các văn bản như hợp đồng lao động có thời hạn, không xác định thời hạn.
Về cách tính mức lương tháng 13, người sử dụng lao động thường có cách tính như sau khi người lao động đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng lương thứ 13 sẽ được tính dựa vào số tháng làm việc trong năm:
.Tính từ 1/1, nếu nhân viên làm việc đủ 12 tháng trong năm tính đến hết 31/12 (dương lịch), lương tháng thứ 13 = Tổng lương trong tháng (không bao gồm trợ cấp đi lại).
Nhân viên làm việc dưới 12 tháng trong năm tính đến hết ngày 31/12 Dương lịch, lương tháng 13 = (Tổng lương trong tháng + Các khoản trợ cấp, phụ cấp nếu có)/12 tháng * số tháng làm việc thực tế trong năm Dương lịch.
Người lao động chưa làm đủ 12 tháng sẽ được hưởng lương tháng 13 theo tỷ lệ số tháng làm việc trong 1 năm, cụ thể:
Thưởng tháng thứ 13 = M/12 x TLTB.
Trong đó:
M là thời gian người lao động làm việc trong năm tính thưởng.
TLTB là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.
3. Một số lưu ý khi tính lương tháng 13 cho người lao động
Khi xây dựng cách tính tháng lương thứ 13, người sử dụng lao động và bộ phận kế toán cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Tiền lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế, phải đóng thuế theo quy định.
Đơn vị sử dụng lao động chi trả lương tháng 13 cho người lao động vào tháng nào thì sẽ phải tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng đó.
Số tiền lương tháng 13 người lao động được hưởng sẽ không tính đóng BHXH do bản chất là căn cứ vào tiền thưởng
Trên đây là các thông tin để người lao động và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tháng lương thứ 13 và cách tính lương tháng 13. Lương tháng 13 là chế độ rất quan trọng nên người lao động cần có sự thỏa thuận, trao đổi rõ ràng khi ký kết hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp để tránh những phát sinh khi tính lương tháng 13. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nắm được bản chất để xây dựng cách tính hợp lý nhằm mục đích khuyến khích người lao động tăng năng suất làm việc.
4. Nghỉ việc trước Tết có được hưởng mức lương tháng 13 không?
Theo các quy định của “Bộ luật lao động 2019” thì mức lương tháng 13 không nằm trong các chế độ lương bắt buộc phải chi trả. Như vậy việc chi trả lương tháng 13 ở thời điểm nào và mức lương bao nhiêu phụ thuộc vào quy định được ban hành của người sử dụng lao động.Thông thường khi ký kết hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng sẽ có thỏa thuận về vấn đề này và thể hiện cụ thể trong hợp đồng. Vì thế để biết được nếu người lao động nghỉ việc trước Tết có được hưởng mức lương tháng 13 không? phải căn cứ vào hợp đồng lao động của các bên thỏa thuận. Do đó người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động cần phải thỏa thuận và đưa điều khoản này vào hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Theo luật thì doanh nghiệp không bắt buộc phải trả lương tháng thứ 13 như mọi người lầm tưởng mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động ở thời điểm ký kết hợp đồng làm việc hay trong thỏa ước lao động tập thể. Lương tháng 13 là một chế độ đãi ngộ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thu hút nhân lực về làm việc.
Mặc dù có thể đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nhưng việc chi trả lương tháng 13 của doanh nghiệp còn phù thuộc vào tình hình kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp và kết quả làm việc của người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hay người lao động không hoàn thành công việc thì nhiều khả năng sẽ không được nhận lương tháng thứ 13. Nhiều doanh nghiệp thường chi trả lương tháng 13 vào dịp Tết âm lịch nên khiến nhiều người lao động nhầm tưởng rằng đây là tiền thưởng cuối năm, là quyền lợi mặc định. Nhưng điều này không đúng.