Người sử dụng lao động sẽ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho những người lao động. Vậy khi nghỉ việc nhưng công ty không trả lương phải làm thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ việc nhưng công ty không trả lương phải làm thế nào?
Điều 48
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc là vì lý do kinh tế;
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc do dịch bệnh nguy hiểm.
Thêm nữa, Điều 94
– Người sử dụng lao động sẽ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho những người lao động. Trong trường hợp người lao động mà không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động sẽ có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc là can thiệp vào các quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc những người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng các dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của những đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy, trừ các trường hợp có thể kéo dài không quá 30 ngày đã nêu trên thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động khi họ nghỉ việc đúng luật trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Khoản 1 Điều 5
– Người sử dụng lao động;
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động;
– Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Trường hợp người thực hiện khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc là đã quá thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại vẫn không được giải quyết thì người khiếu nại hoàn toàn có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc là thực hiện khiếu nại lần hai.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của khiếu nại lần hai hoặc là đã quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu nại vẫn không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án.
Như vậy, qua các phân tích trên có thể khẳng định được rằng người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động nghỉ việc, nếu công ty không trả lương theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng lao động và theo quy định của pháp luật thì người lao động có quyền thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Hoặc người lao động có thể thực hiện thủ tục hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động.
2. Các thủ tục cụ thể khi công ty không trả lương cho người lao động lúc nghỉ việc:
Như đã phân tích ở mục trên, người lao động có thể thực hiện một trong các cách thức sau để yêu cầu công ty trả lương cho mình khi nghỉ việc:
– Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động;
– Khiếu nại lên cơ quan/tổ chức có thẩm quyền;
– Khởi kiện ra Tòa án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự;
Cụ thể như sau:
2.1. Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động:
Căn cứ Điều 188
2.2. Khiếu nại lên cơ quan/tổ chức có thẩm quyền:
Thủ tục khiếu nại khi người sử dụng lao động không trả tiền lương cho người lao động khi nghỉ việc được thực hiện như sau:
– Khiếu nại lần đầu: Căn cứ Điều 15
– Khiếu nại lần hai: Nếu người sử dụng lao động không giải quyết về tiền lương cho người lao động khi nghỉ việc hoặc người lao động không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động liên quan đến việc trả tiền lương cho mình thì người lao động (người đã nghỉ việc nhưng chưa được nhận lương) có thể trực tiếp khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi mà doanh nghiệp mình đã làm đặt trụ sở chính. Nếu như người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết thì người lao động bị nợ lương có thể khởi kiện tới Tòa án.
2.3. Khởi kiện:
Thay vì khiếu nại hoặc hòa giải theo 02 cách giải quyết trên, khi người lao động không được người sử dụng lao động trả lương khi mình nghỉ việc thì có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Căn cứ các quy định của
Thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
– Đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc (theo mẫu đơn số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).
– Căn cước công dân của người khởi kiện.
– Hợp đồng lao động.
– Giấy tờ chứng minh địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp.
Bước 2: nộp hồ sơ
Người khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc gửi hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến Tòa án bằng một trong các phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc
– Nhận đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc và ghi vào sổ nhận đơn:
+ Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc mà người khởi kiện đã nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn.
+ Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc mà người khởi kiện gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
– Tòa án xác nhận đã nhận đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc.
– Xem xét đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm phán được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc và ra quyết định xử lý đơn khởi kiện (sửa đổi, bổ sung, thụ lý, chuyển đơn, trả lại đơn).
Bước 4: Thụ lý vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc
Sau khi nhận được đơn khởi kiện yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết mà bên khởi kiện đã cung cấp và thụ lý vụ án.
Bước 5: Chuẩn bị xét xử vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc
– Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc được quy định như sau:
+ 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc
+ Đối với vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án nơi thụ lý vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc có thể ra quyết định để gia hạn thêm thời hạn để chuẩn bị xét xử vụ án một lần nhưng không quá 02 tháng.
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành:
+ Lấy lời khai của các đương sự,
+ Tiến hành các phiên họp thực hiện kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai các chứng cứ
+ Hòa giải,
+ Tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
Bước 6: Đưa vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc ra xét xử sơ thẩm
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án yêu cầu công ty trả tiền lương sau khi nghỉ việc ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.
– Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.