Nghỉ việc không trả lại tài sản cho công ty có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trách nhiệm của người lao động khi nghỉ việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ chào Anh/Chị Luật Dương Gia Em tên D, em xin phép trình bày câu chuyện của em và mong các anh chị giải đáp thắc mắc. Em làm ở CTY A được hơn 6 tháng Về CTY A: Cty A là một công ty Agency, và đã được mua lại thương hiệu của một Cty khác, Trước đó CTY A , là một công ty cổ phần, 60% cổ phần của Sếp tổng CTY B, và 40% Cổ phần còn lại thuộc Anh L công cty A làm giám đốc, tại công A, có một Phó giám sự kiện (Thuộc cty A) và kiêm luôn cả Trưởng phòng Maketing của cty B tên là "H". Lúc đầu em được tuyển thông qua anh L (cty A) tuyển vào làm thiết kế cho cty A. Anh L (cty) có cấp cho em 1 chiếc latop trị giá gần 15tr đồng. Và chiếc laptop đó là từ CTY B cung cấp cho em, và được a L (cty a) ký nhận và bàn giao lại cho em, và khi em nhận máy thì em không có ký giấy bất cứ giấy tờ xác nhận nào cả. Sau khi tranh chấp nội bộ Cty A, anh L nghĩ việc, bàn giao lại tất cả cho chị H phụ trách, lúc này, chị H chính thức làm Giám Đốc Cty A xác nhập 100% cổ phần vào cty B, và em làm việc trên danh nghĩa cty A, nhưng lại làm cả bên cty B, thuộc cty B quản lý. Lúc này, em được ký hợp đồng chính thức trên danh nghĩa của cty A, có chữ ký của giám Đốc cty A là chị H,nhưng lại không đóng mộc. Nhưng sau này cty B lại không nhận hợp đồng chính thức đó của em, nói là hợp đồng đó không có hiệu lực. Chuyện cho đến khi em bị đuổi bị ngang nhiên từ chị H, mà không được báo trước, và không có lý do, tức là sáng em vẫn đi làm bình thường cho đến khi chị H bảo là cho em nghĩ việc và chưa thanh toán lương cho em. Và khi em bước ra khỏi công ty em có mang cái latop mà lúc trước anh L (cty A) đã cấp cho em, và khoảng hơn 3 tuần sau đó công ty có gọi em lên nhận lương và bàn giao lại máy tính, nhưng do bên cty B họ không đền bù đúng số lương khi bị đuổi nghỉ ngang. Nên em chưa bàn giao lại. Bây giờ phía cty B họ dọa sẽ kiện em ra tòa vì em chiếm đoạt tài sản của cty, và họ nói với em rằng họ có quyền đuổi em bất cứ lúc nào vì hợp đồng lúc trước em ký không có hiệu lực thì em vẫn là 1 nhân viên thử việc. Nhân viên thử việc thì sẽ bị đuổi bất cứ lúc nào khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vậy bây giờ em nên cần làm gì, mong các anh chị giải đáp và cho em hướng giải quyết. (Lưu ý: hợp đồng em ký em đã bị mất, chỉ còn một bản bên phía cty giữ, và họ có hình ảnh chứng minh em có ngồi làm việc với cái máy latop đó)
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
2.Giải quyết vấn đề:
Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin giải quyết từng vấn đề như sau:
Thứ nhất, đối với
Theo Điều 45 “
“1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung
hợp đồng lao động .Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
…
3.Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”
Như vậy trong trường hợp bạn đã có hợp hợp đồng chính thức, hợp đồng chính thức trên danh nghĩa của cty A, có chữ ký của giám đốc công ty A là chị H, nhưng không đóng mộc. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng không có đóng dấu mà vẫn có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và được công ty thừa nhận thì vẫn có hiệu lực pháp luật.
Do vậy việc hợp đồng của bạn bị công ty nó là vô hiệu và chuyển thành
Thứ hai, đối với tài sản mà bạn được bàn giao:
Vì hợp đồng của bạn là hợp đồng chính thức nên, khi chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, hai bên có trách nhiệm theo khoản 2 Điều 47 “
“Điều 47: Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”
Như vậy, cả bạn và công ty đều có nghĩa vụ bàn giao, thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của một bên.
Trường hợp công ty bạn không không đền bù đúng số lương khi bị đuổi nghỉ ngang, nên bạn không thực hiện bàn giao lại tài sản là chiếc máy tính trị giá 15 triệu nên dẫn đến tranh chấp giữa 2 bên thì đây sẽ trở thành 1 tranh chấp lao động cá nhân.
Tranh chấp lao động cá nhân sẽ được giải quyết bởi Hoà giải viên lao động hoặc Toà án nhân dân theo quy định tại Điều 200, Điều 201 “Bộ luật lao động 2019”.
Thứ ba, bạn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự hay không:
Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn thì công ty của bạn phải có chứng cứ chứng minh bạn đã có chiếm đoạt tài sản trái phép theo quy định của pháp luật hình sự.
Bạn có trình bày công ty có hình ảnh bạn đang sử dụng chiếc máy tính kia, nhưng như thế không đủ để chứng minh bạn đã đang sử dụng chiếc máy tính đó một cách trái quy định của pháp luật. Còn việc hợp đồng việc làm bên phía bạn giữ đã bị mất, chỉ còn một bản bên phía công ty giữ, thì bạn có thể yêu cầu công ty đưa ra hợp đồng đó để chứng minh việc công ty đã đơn phương đuổi việc bạn trái pháp luật, hoặc khi chấm dứt hợp đồng công ty đã không thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của bạn theo quy định của pháp luật và yêu cầu công ty thanh toán đầy đủ.