Bảo hiểm xã hội một lần là gì? Nghỉ việc bao lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
Khi nghỉ việc người lao động thường đứng trước lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần và hưởng lương hưu. Nhưng điều kiện hưởng chế độ lương hưu thường khắt khe hơn nên nhiều người lao động thường có xu hướng lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Vậy nghỉ việc bao nhiêu lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị quyết số 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động;
–
– Thông tư số 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm xã hội một lần là gì?
Theo khoản 1 Điều 3
Theo đó, chế độ bảo hiểm xã hội một lần chỉ là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng khi họ nghỉ việc và có yêu cầu hưởng loại bảo hiểm này thay vì nhận lương hưu.
2. Nghỉ việc bao nhiêu lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào quy định cụ thể về việc ” nghỉ việc bao lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?” mà chỉ quy định về các điều kiện hưởng trợ cấp xã hội một lần. Do đó khi đủ điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội một lần, người lao động sẽ được hưởng khi có yêu cầu lên cơ quan bảo hiểm xã hội, cụ thể phụ thuộc vào:
– Số năm người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi còn đi làm.
Theo đó, khi người lao động nghỉ việc và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian hưởng sẽ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện trên: hưởng luôn ngay khi có yêu cầu hoặc hưởng sau một năm nghỉ việc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định pháp luật mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
– Người lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ tuổi nghỉ hưu đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Người lao động ra nước ngoài để định cư;
– Người lao động mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế;
– Lao động trong lĩnh vực an ninh, quân đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi họ có yêu cầu.
3. Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Khi người lao động có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần làm hồ sơ gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi cư trú để được giải quyết theo chế độ. Căn cứ Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu số 14-HSB;
– Sổ bảo hiểm xã hội;
Lưu ý, khi đi nộp hồ sơ cần mà theo Sổ hộ khẩu thường trú và CMND/CCCD để chứng minh.
Trong trường hợp người lao động ra nước ngoài để định cư cần phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
– Thị thực có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;
– Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
-Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Vậy sau khi nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần? Về thời gian giải quyết cho người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần được Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 110. Cụ thể hơn là trong thời hạn 10 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ của người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/ cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động nghỉ việc. Nếu không thể giải quyết được hồ sơ và chi trả cho người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Vì vậy, khi người lao động nộp đủ hồ sơ thì cơ quan bảo hiểm cấp huyện/ cấp tỉnh phải giải quyết và chi trả tiền bảo hiểm một lần trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
5. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
5.1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính dựa vào số năm người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được chia thành hai giai đoạn, trước năm 2014 và từ năm 2014 trở đi. Cụ thể là:
– Đối với những năm đóng trước năm 2014: áp dụng Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Đối với những năm đóng từ năm 2014 trở đi: áp dụng Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Trong trường hợp người lao động chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 22% số tiền người lao động đã đóng và mức tối đa bằng 02 tháng bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
5.2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Cũng như mức hưởng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức hưởng bảo hiểm xã hội của nhóm người lao động này cũng được tính dựa vào số năm người lao động đóng bảo hiểm xã hội:
– Đối với những năm đóng trước năm 2014: áp dụng Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Đối với những năm đóng từ năm 2014 trở đi: áp dụng Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Trong trường hợp người lao động chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng số tiền người lao động đã đóng và mức tối đa bằng 02 tháng bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ( trừ khi người lao động mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế).
Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần nêu trên được khái quát lên thành công thức tại khoản 4 Điều 19
Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
Trong đó:
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 – 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 – 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2014 trở đi.
– Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mbqtl = (Mức điều chỉnh hàng năm x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Số tháng đóng bảo hiểm xã hội) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Tại Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động áp dụng từ 1-1-2022 đến hết 31-12-2022 cụ thể như sau:
Năm
| Trước 1995
| 1995
| 1996
| 1997
| 1998
| 1999
| 2000
| 2001
| 2002
| 2003
| 2004
| 2005
| 2006
| 2007
| 2008
|
Mức điều chỉnh
| 5,10
| 4,33
| 4,09
| 3,96
| 3,68
| 3,53
| 3,58
| 3,59
| 3,46
| 3,35
| 3,11
| 2,87
| 2,67
| 2,47
| 2,01
|
Năm
| 2009
| 2010
| 2011
| 2012
| 2013
| 2014
| 2015
| 2016
| 2017
| 2018
| 2019
| 2020
| 2021
| 2022
| |
Mức điều chỉnh
| 1,88
| 1,72
| 1,45
| 1,33
| 1,25
| 1,20
| 1,19
| 1,16
| 1,12
| 1,08
| 1,05
| 1,02
| 1,00
| 1,00
|