Đảng viên là mộttrong những đối tượng có số lượng lớn trong số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt đầy đủ quy định của pháp luật liên quan tới đảng viên. Vì vậy nhiều người thắc mắc, Đảng viên trong thời gian nghỉ thai sản thì có cần phải tham gia sinh hoạt đảng hay không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ thai sản có phải tham gia sinh hoạt Đảng không?
Hiện nay, Đảng viên đang được thực hiện theo quy định tại Điều lệ đảng. Trong đó, căn cứ theo quy định tại Điều 1 Điều lệ đảng có quy định về Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam được xem là các chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dân tộc Việt Nam, Đảng viên luôn luôn cố gắng và suốt đời phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng sự nghiệp cao cả của đảng Cộng sản Việt Nam, luôn luôn đặt lợi ích của tổ quốc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân, luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị và điều lệ đảng, chấp hành đầy đủ văn bản của đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam, có công lao to lớn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có đạo đức lối sống lành mạnh, mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, phục tùng tổ chức và tuân thủ đầy đủ kỷ luật của đảng, có thái độ giữ gìn truyền thống đoàn kết thống nhất trong nội bộ đảng. Vì vậy, Đảng viên đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về một số vấn đề liên quan tới sinh hoạt của Đảng viên. Căn cứ theo quy định tại Mục 1.1 của
– Đảng viên cao tuổi được xác định là những Đảng viên hết độ tuổi lao động theo quy định của
– Đảng viên sức khỏe yếu do chi bộ xem xét dựa trên tình hình sức khỏe thực tế của Đảng viên, đảng viên mắc các chứng bệnh dài ngày trong khoảng thời gian từ 90 ngày trở lên hoặc căn cứ vào hồ sơ bệnh án của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;
– Đảng viên thuộc đối tượng nêu trên tự nguyện làm đơn hoặc tự nguyện báo cáo trực tiếp với chi bộ về vấn đề xem xét xin miễn sinh hoạt đảng. Chi bộ sẽ họp, xem xét và đưa ra nghị quyết để Đảng viên đó có thể được miễn công tác sinh hoạt đảng theo quy định của pháp luật, vấn đề miễn công tác sinh hoạt đảng của đảng viên cần phải được ghi nhận cụ thể trong sổ nghị quyết của chi bộ, sau đó báo cáo với cấp ủy cơ sở. Khi Đảng viên có nguyện vọng quay trở lại công tác sinh hoạt đảng, Đảng viên cần phải làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để xem xét và đưa ra quyết định trên thực tế.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, Đảng viên sẽ không được miễn sinh hoạt đảng trong thời gian Đảng viên đó nghỉ thai sản. Trong trường hợp Đảng viên muốn miễn sinh hoạt đảng trong thời gian nghỉ thai sản thì cần phải làm đơn xin miễn sinh hoạt Đảng hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
Tóm lại, nghỉ thai sản thì Đảng viên vẫn phải tham gia sinh hoạt đảng, tức là không được miễn sinh hoạt đảng trong thời gian nghỉ thai sản.
2. Có thể xin miễn sinh hoạt Đảng khi đang trong thời gian nghỉ thai sản không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về đối tượng và thủ tục xét miễn công tác sinh hoạt đảng. Căn cứ theo quy định tại Mục 1.2 của Hướng dẫn 27-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, có quy định cụ thể về vấn đề xét/quyết định miễn công tác sinh hoạt đảng đối với những đối tượng khác. Theo đó:
– Đảng viên đi thăm người thân ở trong nước, Đảng viên đi thăm người thân tại nước ngoài từ ba tháng trở lên, Đảng viên làm các công việc lưu động, Đảng viên làm việc không ổn định, công tác tại nơi xa đang sinh hoạt tại chi bộ, không có đầy đủ điều kiện để tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đó, Đảng viên có làm đơn nêu rõ lý do chính đáng và thời gian xin miễn công tác sinh hoạt đảng, báo cáo đến chi bộ để xem xét. Chi bộ sẽ xem xét, tổ chức cuộc họp, ra nghị quyết cho Đảng viên được miễn công tác sinh hoạt Đảng, sau đó báo cáo với cấp ủy cơ sở, thời gian miễn công tác sinh hoạt đảng của đảng viên trong trường hợp này sẽ không vượt quá 12 tháng. Trong trường hợp hết thời gian miễn công tác sinh hoạt đảng, Đảng viên bắt buộc phải làm
– Đảng viên được xác định là cán bộ công chức theo quy định của pháp luật nghỉ trước tuổi và đang trong thời gian chờ đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ quy định của nhà nước này có nguyện vọng được miễn công tác sinh hoạt đảng. Trong thời gian động viên cho làm thủ tục nghỉ hưu, các tổ chức đảng cần phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi Đảng viên đó đang cư trú, nếu Đảng viên có nguyện vọng miễn sinh hoạt đảng thì Đảng viên cần phải làm đơn báo cáo chi bộ nơi Đảng viên đó đang công tác và làm việc. Chi bộ sẽ xem xét và ra quyết định cho phép đảng viên được miễn sinh hoạt đảng, sau đó báo cáo văn bản để cấp quỷ cơ sở nắm bắt. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm xong thủ tục, cấp sổ hưu cho Đảng viên thì các tổ chức Đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho Đảng viên về nơi cư trú của đảng viên đó.
Theo đó thì có thể nói, nếu Đảng viên không có điều kiện tham gia sinh hoạt đảng tại chi bộ thì động viên hoàn toàn có thể nộp đơn nêu rõ lý do chính đáng xin miễn sinh hoạt đảng.
Tóm lại, đối với trường hợp lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản muốn miễn sinh hoạt Đảng thì cần phải làm đơn xin miễn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét và đưa ra quyết định.
Trong thời gian nghỉ thai sản, Đảng viên có nhu cầu xin miễn công tác sinh hoạt đảng thì cần phải tuân thủ một số trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định. Bao gồm:
– Có quyền dự đại hội Đảng viên, được chi ủy hoặc bí thư Chi bộ thông báo về nghị quyết, chỉ thị mới của đảng, pháp luật của nhà nước, tình hình hoạt động nội bộ của chi bộ và đảng bộ;
– Được tính tuổi đảng và xem xét tặng huy hiệu đảng khi có đầy đủ tiêu chuẩn nhất định;
– Được miễn đánh giá chất lượng Đảng viên trong thời gian được miễn công tác sinh hoạt đảng;
Thực hiện nhiệm vụ đảng sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh tình hình sức khỏe, giữ gìn duy trì tốt tư cách phẩm chất Đảng viên phải đóng phí Đảng theo quy định của pháp luật. Bản thân cần phải luôn luôn gương mẫu và vận động gia đình người thân chấp hành đầy đủ chủ trương chính sách của đảng, pháp luật nhà nước và các quy định chính sách của địa phương, nếu có hành vi vi phạm quy định về tư cách Đảng viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo điều lệ đảng.
3. Những ai có thể tham gia kết nạp Đảng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, công dân có đủ điều kiện sau đây thì có thể được xem xét để kết nạp Đảng viên. Bao gồm:
– Cần phải đáp ứng điều kiện về tuổi đời. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp đảng, người vào đảng cần phải đáp ứng độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng), và việc kết nạp vào đảng của những người trên 18 tuổi bắt buộc phải do cấp Ủy trực thuộc Trung ương quyết định;
– Đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn. Theo đó, người vào Đảng bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Đồng thời, học vấn của người vào đảng khi đang sinh sống ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không được đảm bảo theo quy định chung thì sẽ được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Ban bí thư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Quy định 24-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc về thi hành Điều lệ Đảng;
– Hướng dẫn 27-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về việc miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với Đảng viên.
THAM KHẢO THÊM: