Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
NGHỊ QUYẾT
Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai
“Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật
Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 29 tháng 3 năm 2011(sau đây viết tắt là BLTTDS);
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS nhằm bảo đảm thi hành đúng và thống nhất Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS.
Điều 2. Quyền khởi kiện vụ án quy định tại Điều 161 của BLTTDS
Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của BLTTDS và cần phân biệt như sau:
1. Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
2. Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo
3. Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án và phải có người làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.
“Người làm chứng” trong trường hợp này phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự quy định tại Điều 57 của BLTTDS.
5. Đối với cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khởi kiện vụ án, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức; người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi dòng chữ “Người đại diện theo ủy quyền”; người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân thực hiện việc khởi kiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân, ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. Đóng dấu của pháp nhân hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân.
6. Khi xét thấy có đủ điều kiện để thụ lý vụ án, thì việc xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì nguyên đơn trong vụ án chính là người khởi kiện;
b) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này, thì nguyên đơn là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do những người này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nên người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn tại Toà án;
c) Đối với cơ quan, tổ chức được hướng dẫn tại khoản 5 Điều này, thì cơ quan, tổ chức khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án. Người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức là nguyên đơn đó.
Điều 3. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước quy định tại Điều 162 của BLTTDS
1. Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 162 của BLTTDS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức đó có những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định;
b) Lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Toà án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách.
Ví dụ 1: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường công cộng.
Ví dụ 2: Cơ quan Văn hoá – Thông tin có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.
2. Khi xét thấy có đủ điều kiện để thụ lý vụ án do cơ quan, tổ chức khởi kiện theo quy định tại Điều 162 của BLTTDS, thì việc xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp cơ quan về dân số – gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn là:
a1) Người được cơ quan về dân số – gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 55
a2) Người con được cơ quan về dân số – gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình;
a3) Cha, mẹ được cơ quan về dân số – gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình.
b) Đối với trường hợp công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án về tranh chấp lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động, thì nguyên đơn là tập thể người lao động có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ;
c) Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, thì nguyên đơn chính là cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án.