Nghỉ phép không lương là quyền của người lao động với mục đích trong trường hợp cần thiết người lao động có thể xin nghỉ thời gian dài mà không bị sa thải. Việc nghỉ phép không lương tuy là quyền để bảo vệ người lao động nhưng vẫn phải đảm bảo có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Mục lục bài viết
1. Nghỉ phép không lương là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
” 1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2.Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3.Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Trong cuộc sống có đôi khi người lao động không thể tránh khỏi có công việc riêng cần giải quyết công việc của mình mà bắt buộc xin nghỉ dài hạn không lương vậy thì chế độ khi nghỉ không lương của họ được thực hiện như thế nào? Căn cứ dựa trê quy định này thì đáp ứng nhu cầu được đưa ra cũng như để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động làm việc trong quá trình làm việc ngoài những ngày nghỉ nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ việc có hưởng lương theo quy định pháp luật thì người lao động còn có thể nghỉ việc không hưởng lương. Theo quy định này thì nghỉ không lương phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Như vậy pháp luật đã có quy định cụ thể về ngày nghỉ lễ, nghỉ tết ngay từ đầu đã được coi là ngày nghỉ làm và được hưởng nguyên lương của người lao động. Theo đó thì những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết này tuân theo quy định của pháp luật. Trường hợp lao động là người nước ngoài đang lao động ở Việt Nam thì ngoài những ngày lễ trên người lao động này còn được nghỉ thêm 01 ngày vào ngày Tết cổ truyền và 01 ngày vào ngày Quốc khánh của quốc gia họ. Như vậy cho dù người lao động xin nghỉ không hưởng lương thì trong những ngày lễ, tết kể trên người lao động vẫn được hưởng nguyên lương, vì đây đương nhiên là ngày được nghỉ làm mà vẫn có lương của họ.
2. Phân biệt nghỉ phép không lương với sa thải:
2.1. Nghỉ phép không lương:
Chu thể xin nghỉ phép không lương:
Người lao động có quyền xin nghỉ phép không lương, pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa của người lao động tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ không lương dài ngày thì người lao động cũng phải chú ý đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình
Bản chất của nghỉ phép không lương:
Đây là quyền của người lao động không phải do người sử dụng lao dộng quyết định
Nguyên nhân nghỉ phép không lương:
Do người lao động có công việc riêng hay các công việc đột xuất cần giải quyết công việc của mình mà bắt buộc xin nghỉ dài hạn không lương.
Thủ tục xin nghỉ phép không lương:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”
Theo quy định đưa ra như trên đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khoản 2 Điều 115) thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy nên để được nghỉ không lương để dưỡng thai thì người lao động cần phải thỏa thuận với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.
Hậu quả pháp lý của nghỉ phép không lương:
Người lao động nghỉ việc trog thời gian dài do người sử dụng lao động cho phép và không được hưởng lương trong thời gian nghỉ đó
2.2. Sa thải:
Chủ thể sa thải:
Đối với hình thức sa thải thì chỉ người sử dụng lao động mới có thể áp dụng hình thức sa thải người lao động
Bản chất của sa thải:
Bản chất của nó là một trong những hình thức kỷ luật.
Nguyên nhân sa thải:
Do xuất hiện hành vi vi phạm nội quy lao động, do tái phạm nhiều lần, do có hành vi vi phạm pháp luật hoặc nghỉ việc không lý do quá 5 ngày cộng dồn trong một năm.
Thủ tục sa thải người lao động:
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Hậu quả pháp lý:
Người lao động sau khi bị sa thải không được nhận trợ cấp thôi việc
Kết luận: Như trên chúng tôi đã đưa ra những tiêu chí riêng để có thể thấy rõ được sự khác nhau của nghỉ phép không lương với sa thải. Theo đó nghỉ phép không lương thì là quyền lợi của người lao động trong các trường hợp cụ thể. Trong khi đó sa thải lại là biện pháp có lợi cho người sử dụng lao động, ngoài việc không phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động còn là biện pháp có tính răn đe mạnh mẽ.
3. Nghỉ việc không hưởng lương có được tự đóng bảo hiểm xã hội không?
Do nhiều nguyên nhân mà rất nhiều người lao động phải nghỉ việc không hưởng lương và việc nghỉ việc không lương đó phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương có thể kéo dài từ 14 ngày trong một tháng hoặc nghỉ lên đến vài tháng, điều này ảnh hưởng đến việc tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Nghỉ việc không hưởng lương không được tự đóng bảo hiểm xã hội:
Trong trường hợp người lao động xin nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội tháng đó, đồng thời khi tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì người lao động bị trừ thời gian này ra. Nhiều người lao động muốn tự đóng bảo hiểm xã hội để khắc phục vấn đề thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị ngắt quãng và đủ điều kiện khi làm hồ sơ hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó tự đóng bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật), mà người lao động lúc này lại đang thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì lý do này, người lao động đang trong thời gian nghỉ việc sẽ không được tự đóng bảo hiểm xã hội.
4. Các trường hợp đặc biệt nghỉ việc không hưởng lương được đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 39,
+ Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
+ Trường hợp người lao động nghỉ việc trên 14 ngày nhưng không cùng trong 1 tháng.
Theo quy định của pháp luật như trên thì nguyên tắc đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động được căn cứ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Như vậy, nếu người lao động xin nghỉ việc không hưởng lương thì không có căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý là trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Khi xét hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, nếu nghỉ việc không quá lâu hoàn toàn có thể yên tâm khi làm hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của mình. Như vậy nên người lao động cần lưu ý các trường hợp xin nghỉ việc không hưởng lương để không làm ảnh hưởng đến lợi ích của mình khi hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật lao động 2019