Tiền chuyên cần hiện nay là một khái niệm rất quen thuộc. Đây là một trong những chế độ các doanh nghiệp áp dụng để khuyến khích người lao động. Vậy nghỉ ốm, nghỉ phép năm có bị trừ tiền chuyên cần không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tiền chuyên cần?
Tiền chuyên cần được hiểu là một loại phụ cấp cho người lao động bên cạnh những khoản lương cứng cơ bản. Đây là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động ngoài tiền lương hàng tháng, được xác định là việc người lao động đi làm đầy đủ, không vi phạm pháp luật, làm đủ ngày công trong tháng được tính theo tỷ lệ ngày làm việc. Nếu không làm đủ số ngày công thì không được hưởng tiền chuyên cần.
Mục đích có tiền chuyên cần là để nhằm động viên, khuyến khích người lao động tuân thủ đúng và đủ các quy định của công ty đề ra, làm việc chăm chỉ đạt được hiệu quả trong năng suất làm việc.
2. Nghỉ ốm, nghỉ phép năm có bị trừ tiền chuyên cần không?
Hiện nay
Theo quy định vừa rồi về các chế độ tiền lương không có quy định nào về phụ cấp chuyên cần. Đây được hiểu là khoản phụ cấp do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau, được quy định trong hợp đồng lao động hoặc ngay trong nội quy lao động.
Nếu người lao động đi làm đầy đủ, không vi phạm pháp luật, làm đủ ngày công trong tháng thì tiền chuyên cần chính là tiền lương người sử dụng lao động trả cho người lao động. Thực tế hiện nay, nhiều công ty cho phép người lao động nghỉ ốm không bị trừ chuyên cần nhưng nhiều công ty lại trừ chuyên cần của người lao động kể cả khi nghỉ ốm hay nghỉ phép.
Do đó, pháp luật lao động không quy định cụ thể về khoản tiền chuyên cần mà dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, người lao động cần căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc nội quy lao động của công ty để biết công ty trừ tiền chuyên cần do nghỉ ốm hay nghỉ phép.
3. Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ ốm, nghỉ phép:
3.1. Chế độ nghỉ phép:
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, pháp luật quy định về nghỉ hằng năm như sau:
– Người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì sẽ được nghỉ hằng năm cụ thể thời gian nghỉ tính như sau:
+ Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường: nghỉ 12 ngày làm việc.
+ Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: nghỉ 14 ngày làm việc.
+ Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: nghỉ 16 ngày làm việc.
– Trường hợp người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động: số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Với trường hợp người lao động thôi việc hay mất việc làm mà chưa được nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Lưu ý:
– Khi nghỉ phép hằng năm thì người lao động vẫn sẽ được hưởng nguyên lương.
– Lịch nghỉ hằng năm sẽ do người lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
– Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
3.2. Chế độ nghỉ ốm:
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương bao gồm:
– Nghỉ 03 ngày: khi đăng kí kết hôn.
– Nghỉ 01 ngày: nghỉ khi con đẻ, con nuôi kết hôn.
– Nghỉ 03 ngày: khi cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
Ngoài ra, người lao động sẽ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Theo quy định trên, khi người lao động xin nghỉ ốm không phải trường hợp được nghỉ việc hưởng nguyên lương.
Khi người lao động nghỉ ốm, nếu như đủ điều kiện sẽ làm thủ tục để hưởng chế độ ốm đau của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Một là, khi người lao động ốm đau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26
– Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: nghỉ 30 ngày/năm.
+ Đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ 40 ngày/ năm.
+ Đã đóng từ đủ 30 năm trở lên: nghỉ 60 ngày/năm.
– Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 nă: nghỉ 40 ngày/năm.
+ Đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ 50 ngày/năm.
+ Đã đóng từ đủ 30 năm trở lên: nghỉ 70 ngày/năm.
– Trường hợp nằm trong diện ốm đau dài ngày:
+ Được nghỉ tối đa 180 ngày.
+ Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Hai là, được nghỉ khi con ốm đau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi con ốm đau người lao động sẽ được nghỉ như sau:
– Đối với con dưới 03 tuổi: được nghỉ tối đa 20 ngày/năm.
– Đối với con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi: được nghỉ tối đa 15 ngày/năm.
Ba là, mức hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, người lao động ốm đau được hưởng chế độ cụ thể là:
Mức hưởng ốm đau hàng tháng = 75% x mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ.
Lưu ý: Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:
– Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ.
– Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ.
– Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ.
4. Tiền chuyên cần có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 30
– Tiền thưởng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, thưởng được hiểu là số tiền căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động hoặc tài sản, những hình thức khác mà phía bên doanh nghiệp thưởng cho người lao động.
– Tiền thưởng sáng kiến.
– Tiền ăn giữa ca.
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Do đó, căn cứ theo quy định trên, tiền thưởng chuyên cần sẽ không nằm trong khoản tiền để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật Lao động 2019.
Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.