Ngày nay có nhiều người bị mất cắp tài sản và có nghi ngờ về đối tượng ăn trộm tài sản của mình và đã có hành động yêu cầu lục soát hoặc lục soát người của người bị nghi ngờ. Vậy việc lúc soát người của người khác như vậy có vi phạm pháp luật không? Nghi ngờ người khác ăn trộm có được lục soát người không?
Mục lục bài viết
1. Nghi ngờ người khác ăn trộm có được lục soát người không?
Lục soát người được hiểu là việc một cá nhân thực hiện việc tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo của người khác nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án do Điều tra viên tiến hành khi có căn cứ để nhận định có trong người đối tượng bị khám. Khám người là biện pháp cưỡng chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân nên pháp luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ theo quy định tại Điều 192
Như vậy, việc khám xét, lục soát người chỉ được tiến hành khi có căn cứ xác nhận hoặc nhận định rằng trong người của người bị khám xét có công cụ, tài liệu, đồ vật hoặc phương tiện phạm tội hoặc những đồ vật hay tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện tội phạm. Nếu việc nghi ngờ người khác ăn trộm có căn cứ chứng minh người đó đã thực hiện hành vi phạm tội là lấy trộm tài sản của mình thì có thể yêu cầu người đó cho lục soát người. Căn cứ này phải được trình bày cụ thể và rõ ràng. Nếu không chứng minh được căn cứ để cho rằng người đó đã ăn trộm tài sản của mình mà chỉ ở mức nghi ngờ thì không được lục soát, khám xét người của người đó. Nếu vẫn thực hiện hành vi khám xét người mà không có căn cứ thì người lục soát đã xâm phạm đến quyền của công dân- quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013.
2. Khi nào thì được lục soát người của người có hành vi ăn trộm?
Thông thường việc khám xét, lục soát người sẽ phải thực hiện theo lệnh của cá nhân có thẩm quyền ra lệnh và phải thực hiện theo trình tự, thủ tục của tố tụng hình sự.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 113 và Điều 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì việc khám xét người được thực hiện khi có lệnh khám xét của những người có thẩm quyền. Theo đó, lệnh khám xét người nêu trên phải được Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền phê chuẩn trước khi tiến hành thực hiện lệnh khám xét. Trong trường hợp khẩn cấp không thể kéo dài thời gian để chờ phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thì những người có thẩm quyền có quyền ra lệnh khám xét nhưng phải lưu ý là trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thực hiện khám xét xong thì người đã ra lệnh phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thực hiện quyền công tố và quyền kiểm sát việc điều tra vụ án, vụ việc.
Như vậy, việc ra lệnh khám xét được thực hiện trong hai trường hợp: Lệnh khám xét có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền và Lệnh khám xét trong trường hợp khẩn cấp. Cụ thể những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong những trường hợp trên như sau:
2.1. Người có thẩm quyền ra lệnh khám xét có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền:
Theo quy định trên thì người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người được quy định tại tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể những người có thẩm quyền đó là:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Đối với trường hợp này lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều ra ban hành phải được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành việc khám xét người;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp có thẩm quyền ban hành lệnh khám xét người;
– Chánh án, Phó Chánh án
– Những cá nhân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Các cá nhân trên có thẩm quyền ra lệnh khám xét người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người và lệnh đó phải có sự phê duyệt của Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thì mới tiến hành khám xét trên thực tế.
2.2. Người có thẩm quyền ra lệnh trong trường hợp khẩn cấp:
Những cá nhân có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp khẩn cấp mà không cần có sự phê chuẩn ngay lập tức của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể những người có thẩm quyền đó được quy định như sau:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
– Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương; Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng; Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng;
– Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển;
– Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi mà tàu bay hoặc tàu biển đó đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Như vậy, đối với những trường hợp khẩn cấp cần khám xét để ngăn chặn kịp thời hành vi tẩu thoát của người phạm tội và không thể kéo dài thời gian chờ phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thì những cá nhân trên có quyền ra lệnh khám xét. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong tố tụng hình sự của các cơ quan được Nhà nước trao quyền thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, những cá nhân có thẩm quyền ra lệnh nêu trên phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để thực hành quyền công tố và thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc điều tra vụ án.
3. Trường hợp nào thì được khám xét người có hành vi ăn trộm mà không cần có lệnh khám xét?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì việc khám xét người không cần có lệnh được thực hiện trong trường hợp bắt người hoặc khi có đủ căn cứ để chứng minh người có mặt tại nơi thực hiện nhiệm vụ khám xét có giấu vụ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu hoặc đồ vật liên quan trong người.
Như vậy việc khám xét người mà không cần có lệnh khám xét được thực hiện trong hai trường hợp:
– Trường hợp bắt người;
– Có căn cứ chứng minh là trong người của cá nhân đó có cất giấu tài liệu, chứng cứ hoặc những đồ vật có liên quan đến việc phạm tội.
4. Trình tự, thủ tục thực hiện khám xét người:
Trong tố tụng hình sự việc khám xét người phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì việc khám xét người được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Thứ nhất, khi bắt đầu khám xét người thì những người có trách nhiệm thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lại lệnh đó. Bên cạnh đó những người có trách nhiệm thi hành lệnh phải giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt ở đó về quyền và nghĩa vụ của họ trong buổi khám xét.
Thứ hai, thực hiện khám xét sau khi đọc lệnh khám xét.
Lưu ý, việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người cùng giới khác chứng kiến quá trình khám xét. Việc khám xét người phải đảm bảo không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được
Từ những phân tích trên có thể thấy việc khám xét người chỉ được thực hiện khi có lệnh hoặc có căn cứ chứng minh người bị lục soát, khám xét có giấu trong người phương tiện phạm tội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.