Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm sao? Quyền khiếu nại, khởi kiện của người lao động? Người lao động nghỉ ngang có thể được hưởng trợ cấp không? Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm của doanh nghiệp?
Người lao động phải thông báo xin nghỉ việc trước một khoảng thời gian quy định. Do đó trong trường hợp nghỉ ngang, một số quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Nhiều doanh nghiệp có thể vin vào lý do đó để không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động. Trong trường hợp này, người lao động có quyền lợi và được sử dụng quyền lợi như thế nào. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật xác định thẩm quyền, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động tương ứng khi người lao động nghỉ việc ngang.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước…
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm sao?
Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động:
Căn cứ quy định tại Điểm a – khoản 3 – Điều 48 –
Quy định pháp luật không phân ra trường hợp lỗi có thuộc về người lao động hay không. Khi người lao động nghỉ việc, họ đều được doanh nghiệp xác nhận thời gian tham gia BHXH, được nhận lại các giấy tờ xác định quyền lợi liên quan. Và các quyền này được xác định tương ứng với nghĩa vụ mà người sử dụng lao động phải thực hiện.
Bên cạnh đó, quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động tại khoản 5 – Điều 21 –
Người sử dụng lao động phải đại diện thực hiện các thủ tục, làm việc với cơ quan Bảo hiểm. Khi đó, người lao động là cầu nối để cơ quan BHXH thực hiện các công việc trong thẩm quyền và chuyên môn được hiệu quả.
Quy định nghĩa vụ của người lao động:
Quy định tại Điều 40 – Bộ luật Lao động năm 2019, nghĩa vụ của người lao động khi nghỉ ngang như sau:
“ 1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền lương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.
Các nghĩa vụ này ràng buộc theo quy định pháp luật cũng như quy chế làm việc tại doanh nghiệp. Người lao động khi chấp nhận làm việc là đang đồng ý thực hiện theo các nội quy. Do đó việc nghỉ việc ngang ảnh hưởng đến hoạt động ổn định, chất lượng làm việc chung của doanh nghiệp.
Phân tích các quy định pháp luật:
Do đó, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động. Các trách nhiệm phải được đảm bảo trong mọi trường hợp người lao động nghỉ việc. Do đó, không phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ việc đúng quy định hay không.
Đối với trường hợp người sử dụng lao động cố tình không trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động là đang vi phạm các quy định pháp luật về nghĩa vụ phải thực hiện. Để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động có thể làm đơn khiếu nại hoặc tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi thực hiện nhằm đảm bảo cho các quyền lợi chính đáng khi tham gia BHXH.
Khi nghỉ việc ngang, người lao động nên đến trực tiếp công ty và yêu cầu công ty thực hiện chốt sổ bảo hiểm. Qua đó được thực hiện các quyền lợi nhanh chóng, tìm phương án nhận quyền lợi tốt nhất.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
“Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Trường hợp công ty không chốt và trả sổ BHXH cho bạn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Cơ quan giải quyết khiếu nại là Phòng lao động – thương binh. Bạn có thể tiến hành nộp đơn khiếu nại để yêu cầu giải quyết. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các quyền khiếu nại nói chung, khởi kiện tùy theo tính chất nghiêm trọng của quyền lợi bị xâm phạm.
2. Quyền khiếu nại, khởi kiện của người lao động:
Cách 1: Khiếu nại lên người có thẩm quyền:
Trình tự thủ tục khiếu nại sẽ được thực hiện theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Theo đó, có hai lần khiếu nại thể hiện theo thủ tục, xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi. Theo đó:
– Khiếu nại lần đầu: Thực hiện khiếu nại tới người sử dụng lao động. Qua đó cho họ hiểu, xác định lại các nghĩa vụ cần thực hiện tuân thủ đúng quy định pháp luật. Các khiếu nại phải được doanh nghiệp xem xét, giải quyết trong thời hạn quy định một cách đúng đắn.
Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động, người lao động có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
– Khiếu nại lần 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án:
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, những tranh chấp liên quan đến BHXH, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần hòa giải. Các vi phạm luật lao động được Tòa án thụ lý và giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Trường hợp này, người lao động có thể trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để khởi kiện. Trong đó, xác định nội dung để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm, người lao động có thể cân nhắc lựa chọn khiếu nại hoặc khởi kiện cho phù hợp. Nhằm đảm bảo đòi quyền lợi hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
3. Người lao động nghỉ ngang có thể được hưởng trợ cấp không?
Căn cứ quy định tại Điều 43 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:
– Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Tuy nhiên trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
[…..]
Phân tích quy định pháp luật:
Do đó, đối với trường hợp người lao động nghỉ ngang có nghĩa là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo quy định, họ không được hưởng các lợi ích từ trợ cấp thất nghiệp. Nên khi đó họ không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quy định này cũng xác định việc hạn chế một số quyền lợi khi người lao động nghỉ ngang. Bởi họ phải có trách nhiệm với doanh nghiệp, với công việc. Họ phải bàn bạc, thống nhất với người sử dụng lao động để hoàn thành hết nhiệm vụ, bàn giao công việc trên thực tế.
4. Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm của doanh nghiệp:
Không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động, công ty đang vi phạm các nghĩa vụ theo quy định. Cũng như họ đang xâm phạm đến các quyền lợi bảo hiểm pháp luật dành cho người lao động. Theo đó, các vi phạm của người sử dụng lao động thuộc vi phạm hành chính, được xử lý như sau:
Các mức phạt vi phạm theo quy định:
Khoản 2 Điều 12 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP Về Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động:
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: […..]; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; […..] theo một trong các mức sau đây:
– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Phân tích quy định:
Dựa trên số lượng người lao động bị xâm phạm quyền lợi, mức phạt tương ứng được xác định cho người sử dụng lao động. Do đó mức phạt này tăng dần trên thực tế nếu số lượng người lao động bị vi phạm quyền lợi tăng. Trong đó, mức phạt thấp nhất đối với người sử dụng lao động là 01 triệu đồng. Mức phạt cao nhất lên đến 20 triệu đồng.