Xin gửi tới bạn đọc bài viết nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám hay:
Mẫu 1:
Để tạo ra xã hội như ngày nay, con người đã nỗ lực rất nhiều trong việc sử dụng khối óc, trí thông minh của mình để làm giàu cho xã hội. Tuy nhiên, một hiện tượng rất đáng buồn hiện nay đó là hiện tượng chảy máu chất xám.
Hiện tượng chảy máu chất xám là ẩn dụ cho tình trạng người tài, trí thức (“chất xám” của Việt Nam) có xu hướng ổn định cuộc sống, làm việc và phục vụ hoàn toàn cho lợi ích ở nước ngoài hơn là cống hiến và xây dựng cho tổ quốc. Hơn nữa, chảy máu chất xám còn được hiểu là việc ý tưởng, sáng kiến của con người bị sao chép và bị lan tràn một cách vô tội vạ mà không có sự kiểm soát về chất lượng. Một thực tế đáng buồn hiện nay là trong khi rất nhiều người tài sau khi du học ở nước ngoài đã quyết định định cư và sinh sống lâu dài ở đất nước đó, từ đó tạo ra của cải, vật chất cho đất nước họ trong khi đất nước lại đang rất thiếu và rất cần, “thèm khát” những nhân tài.
Điển hình là chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”. Hầu hết các nhà vô địch, quán quân đều chọn ở lại nước ngoài để định cư và làm việc sau khi du học. Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt nằm ở ý thức chủ quan của con người. Nói cách khác, bởi vì chúng ta muốn sống trong một môi trường tốt đẹp hơn, thoải mái hơn mà lại quên mất cội nguồn của mình. Nguyên nhân khách quan là do cơ sở vật chất của đất nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu làm việc và nghiên cứu của con người. Không có hệ thống khen thưởng hay chế độ đãi ngộ nào tương xứng với nỗ lực của họ….
Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn và mong muốn cống hiến cho đất nước, bỏ qua những lợi ích của cá nhân. Đặc biệt nhà nước cần thực hiện các biện pháp đặc biệt để thu hút người tài trở về quê hương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn và trả lương công bằng cho họ.
Những hành động nhỏ của mỗi cá nhân sẽ tạo nên giá trị lớn. Hãy sống và cống hiến để đất nước của chúng ta ngày càng giàu đẹp hơn, văn minh hơn.
Mẫu 2:
Về vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:”Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến vài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt để giúp Việt Nam phát triển và nâng tầm của đất nước sánh vai với năm châu và các cường quốc.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là các tài năng trẻ Việt Nam hiện nay có xu hướng định cư, sinh sống và làm việc ở nước ngoài dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. Nói một cách đơn giản, chảy máu chất xám là việc nhiều người tài, trí thức rời bỏ Việt Nam để định cư và làm việc ở nước ngoài. “Chất xám” ở đây là biểu hiện và tượng trưng cho trí tuệ, năng suất và sự sáng tạo của con người. Có rất nhiều bạn trẻ, nhân tài ở Việt Nam sau khi du học chọn ở lại làm việc và dùng tài năng của mình để tạo ra giá trị vật chất, của cải cho nước bạn thay vì về quê hương mình.
Do “thất thoát” nguồn nhân tài, đất nước Việt Nam trong tương lai gần sẽ rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nguyên nhân chảy máu chất xám có thể được nhìn nhận từ cả góc độ chủ quan và khách quan. Về mặt chủ quan, bắt nguồn từ việc chỉ mong muốn được sống và làm việc trong môi trường tốt với thu nhập cao, chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mà quên mất đi cội nguồn, quê hương, tổ tiên, dân tộc. Về mặt khách quan mà nói, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển so với các nước phát triển không có đủ điều kiện và chế độ đãi ngộ phù hợp để người tài thể hiện tài năng và cống hiến hết mình cho đất nước.
Để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, tạo điều kiện cho nhân tài Việt Nam phát triển và phát huy tài năng, nhà nước phải có biện pháp phù hợp tuyển dụng nhân tài và tạo điều kiện làm việc để thu hút họ. Mặt khác, mỗi cá nhân cũng phải phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, làm theo lời Bác Hồ, sẵn sàng phát huy tài năng, sức lực của mình để đưa đất nước ngày càng phát triển vươn lên.
2. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám ấn tượng:
Thân Nhân Trung, một học giả nổi tiếng thời Trần, đã từng nói: ”Nhân tài là sinh lực của một quốc gia. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp”. Câu nói này đã khẳng định một cách đúng đắn về mối quan hệ giữa người tài và đất nước.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của nguồn nhân lực tài năng ngày càng trở nên quan trọng, nhưng thực tế hiện trạng “chảy máu chất xám” đang là một bài toán khó cho sự phát triển chung của đất nước Việt Nam Và quá trình hội nhập quốc tế. Thực trạng hiện nay là những người trẻ có kiến thức, kỹ năng, tài năng lại đang rời bỏ Việt Nam để định cư và làm việc ở nước ngoài khiến Việt Nam rơi vào tình trạng ”thiếu hụt nhân lực”. Hiện tượng chảy máu chất xám không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trên thế giới cũng đang phải đối mặt với thách thức này.
Việt Nam là đất nước của “những địa linh nhân kiệt” và có nhiều danh nhân trong lịch sử như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đại thi hào Nguyễn Du, vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh… là nơi sản sinh ra những con người tài năng và vĩ đại. Tuy nhiên, đáng tiếc là trong xã hội hiện đại có rất nhiều người tài từ chối ở lại Việt Nam làm việc để đóng góp xây dựng nên một đất nước phát triển hiện đại, mà lại đi sang và định cư, đóng góp cho nước bạn.
Chúng ta cũng không thể trách họ vì mọi người đều mong muốn được làm việc trong một môi trường tốt, nơi họ có thể thể hiện và phát triển tài năng cũng như niềm đam mê của mình một cách trọn vẹn nhất. Nhiều người quyết định về nước để đóng góp cho quê hương nhưng chưa được tạo điều kiện để phát triển tài năng khiến cho tài năng bị “thu hẹp” và lãng phí.
Để Việt Nam có thể phát triển và vinh quang cạnh tranh với các cường quốc năm châu, mỗi chúng ta phải nuôi dưỡng tinh thần và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Mặt khác, nhà nước đặc biệt cũng cần xây dựng chính sách thu để thu hút nhân tài.
3. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám ngắn gọn:
Hiện tượng chảy máu chất xám là một thuật ngữ, chỉ về sự di cư của những người trí thức, nhân tài, lao động có tay nghề cao từ Việt Nam sang các nước phát triển khác. Thuật ngữ này xuất phát từ việc so sánh chất xám trong não bộ với nguồn lực quý giá của đất nước, và sự rời đi của những người này như một vết thương đang chảy máu.
Nguyên nhân của hiện tượng đáng buồn này thì có nhiều, có thể là do môi trường làm việc không thuận lợi, thu nhập thấp, thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp, bị áp lực xã hội, thiếu tự do sáng tạo, hay bị phân biệt đối xử.
Thực trạng chảy máu chất xám gây thiệt hại khôn lường cho đất nước: làm suy giảm nguồn nhân lực của đất nước, chất lượng giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, và kinh tế. Đồng thời, cũng làm mất đi những người có khả năng đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn và hạn chế hiện tượng này? Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cả cá nhân. Các cấp chính quyền cần có những chính sách thu hút và giữ chân những người trí thức, nhân tài, lao động có tay nghề cao. Các tổ chức xã hội cần tạo ra một mạng lưới hỗ trợ và liên kết cho những người này. Các doanh nghiệp cũng phải chú trọng đầu tư vào việc nâng cao mức lương, cải thiện điều kiện làm việc, và tạo ra nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu cho nhân viên. Bên cạnh đó, các cá nhân quan trọng nhất phải có ý thức trách nhiệm với đất nước, có lòng yêu nước và tự hào về quê hương mình.