Hàng năm, miền Trung nước ta luôn phải hứng chịu rất nhiều cơn bão lớn gây ra hiện tượng lũ lụt, làm thất thoát, thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung ý nghĩa.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung ý nghĩa:
Bão, lũ lụt là hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn gây thiệt hại về người. Thiên tai bão lũ vẫn xảy ra hàng năm ở nước ta, gây thiệt hại rất lớn, đặc biệt là ở miền Trung. Lũ lụt ở miền Trung cũng là một trong những vấn đề được chính quyền các cấp và người dân quan tâm.
Thực tế, không năm nào ở miền Trung người dân không phải hứng chịu những trận mưa lớn, lũ lụt ập đến làng mạc, xóm vườn. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, thời tiết ở nước ta thay đổi thất thường, người dân phải sống trong tâm trạng lo lắng khốn đốn vì lũ lụt có thể ập đến bất cứ lúc nào. Có năm lũ lụt xảy ra liên tiếp. Trước khi nước rút, mưa lớn xảy ra và mực nước tiếp tục dâng cao khiến người dân bàng hoàng. Hình ảnh những ngôi nhà, vườn tược, mùa màng thất thoát chìm trong biển nước khiến cho mọi người không khỏi xót xa. Hơn nữa, hàng năm vào mùa mưa, báo chí còn đưa tin về hàng chục hay hàng trăm người mất tích hoặc chết vì lũ lụt. Thật đáng buồn thay!
Lũ quét và sạt lở đất đã cướp đi những mái nhà mà người dân đã dày công xây dựng, những mùa màng mà người nông dân đã phải vất vả trồng trọt và thậm chí còn cướp đi nhiều sinh mạng quý giá. Lũ lụt “đánh người” như một cơn vũ bão, hủy hoại sinh mạng của biết bao người dân và càng làm cho những người vất vả, khổ sở lại càng lam lũ hơn. Mùa thu thường là mùa đẹp nhất trong năm, nhưng đối với người dân miền Trung thì lại là một câu chuyện khác, vì đó là “mùa của những nỗi buồn”. Bão cứ xảy ra liên tiếp vào tháng 7 và gây ra lũ lụt vào tháng 8, tháng 9. Những người dân không thể nào có thời gian đủ để khắc phục thiệt hại từ những trận lũ lụt trước và giờ lại phải chống chọi với những ảnh hưởng nặng nề hơn của trận lũ tiếp theo. Lũ lụt nối tiếp lũ lụt, bão nối bão, mưa lớn kéo dài suốt ngày đêm, người dân buộc phải chiến đấu.
Bởi miền Trung có vị trí địa lý đặc thù chạy dọc theo bờ biển. Bão có nguồn gốc từ biển Đông. Gió mùa Đông Bắc và điều kiện thời tiết miền Trung tạo điều kiện thuận lợi cho mắt di chuyển, hướng về đất liền và gây ra bão, lũ lụt. Mặt khác, hệ thống sông ngòi ở miền Trung tuy nhiều nhưng ngắn và có độ dốc lớn. Khu vực xung quanh sông là đồi núi nên khi trời mưa mực nước xuống nhanh, khu vực gần cửa sông bị phù sa lấp đầy khiến khả năng thoát nước không đủ và gây ra lũ lụt, ngập úng. Về mặt chủ quan, mưa lũ có thể là do vấn đề con người tàn phá thiên nhiên. Môi trường đang bị ô nhiễm bởi con người và nạn phá rừng đang diễn ra tràn lan. Ngoài ra, việc khai thác cát, sỏi còn làm gia tăng tình trạng lấn chiếm bờ sông, xói mòn đất, trượt lở đất.
Xem xét những nguyên nhân trên, các cấp chính quyền nói riêng và toàn thể người dân nói chung cần phải chung tay chống bão, lũ lụt. Để giúp đỡ người dân, cần có những chính sách đúng đắn và kịp thời như: dự án nhà ở chống lũ, dự án nước sạch trong mùa lũ, xây cầu cống, gia cố kè dọc bờ sông. Khi mùa mưa đến phải chủ động thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Mọi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thay vì chặt phá rừng, trồng cây để che phủ những vùng đất trống, đồi núi trọc nhằm hạn chế dòng nước chảy, chống xói mòn đất.
Bão lũ là những điều mà không một ai muốn bởi những hậu quả mà nó gây ra. Hàng năm, người dân miền Trung luôn cố gắng để vượt qua thiên tai và lo toan cho đời sống của mình. Mong rằng thời tiết ở miền Trung sẽ tốt hơn, mưa thuận gió hòa để người dân yên tâm làm việc, kiếm sống.
2. Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung hay:
Hiện tượng lũ lụt ở miền Trung là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế và môi trường của người dân. Lũ lụt không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mất mát về người, mà còn làm xói mòn đất đai, ô nhiễm nước ngầm, phá hủy hệ sinh thái và làm giảm năng suất nông nghiệp. Lũ lụt cũng làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, giao thông, giáo dục và y tế.
Thực tế, không năm nào ở miền Trung người dân không phải hứng chịu những trận mưa lớn, lũ lụt ập đến làng mạc, xóm vườn. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, thời tiết ở nước ta thay đổi thất thường, người dân phải sống trong tâm trạng lo lắng khốn đốn vì lũ lụt có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vùng đất miền Trung đã nắng, thì nắng đến cháy da cháy thịt. Đã mưa thì mưa cho đất ẩm lũ tràn. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự thay đổi khí hậu, gây ra mưa lớn kéo dài, cộng với sự phá rừng, xây dựng sai phạm và quản lý yếu kém của các đập thủy điện.
Tuy nhiên, lũ lụt cũng có những ý nghĩa tích cực, mang lại những cơ hội và thách thức cho người dân miền Trung. Lũ lụt là một nguồn cung cấp phân bón tự nhiên cho đất đai, giúp tăng cường độ phì nhiêu và sinh khí của đất; làm sạch các kênh rạch, hồ chứa, giảm nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh. Không chỉ vậy, lũ lụt còn là một thử thách để người dân rèn luyện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn, phát huy những phẩm chất đạo đức và nhân văn.
Vì vậy, để giảm thiểu những tác hại của lũ lụt và tận dụng những lợi ích của nó, các cấp chính quyền và người dân miền Trung cần có những biện pháp phòng tránh và ứng phó hiệu quả. Một số biện pháp có thể kể đến như: xây dựng các công trình chống lũ, như đê điều, bờ kè, công trình thoát nước; thực hiện các quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, không xâm chiếm các khu vực ngập lụt; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác thải vào sông ngòi; tăng cường giáo dục và tuyên truyền về phòng chống lũ lụt cho người dân; chuẩn bị các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và viện trợ kịp thời cho những người bị ảnh hưởng.
Lũ lụt ở miền Trung là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng cũng không phải là một tai họa không thể khắc phục. Nếu biết vận dụng những ý nghĩa tích cực của lũ lụt và có những biện pháp phòng tránh và ứng phó hợp lý, người dân miền Trung có thể vượt qua những khó khăn và phát triển bền vững.
3. Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung ngắn gọn:
Miền Trung nước ta luôn bị tàn phá nặng nề bởi hàng loạt các cơn bão. Nhưng sau cơn bão lại là lũ lụt. Mực nước tiếp tục dâng cao, nhấn chìm hàng trăm nghìn ngôi nhà. Mùa màng và vật nuôi bị phá hủy hoàn toàn trong trận lũ. Những nỗ lực cứu hộ đã bắt đầu nhưng tình hình mỗi năm đều không giống như những năm trước. Mực nước lũ quá cao. Hình ảnh chụp từ trên cao được tung lên mạng. Một số nơi của miền Trung chìm ngập trong biển nước.
Nguyên nhân chính gây ra lũ lụt ở miền Trung chính là do sự thay đổi khí hậu, gây ra mưa lớn kéo dài, cộng với sự phá rừng, xây dựng sai phạm và quản lý yếu kém của các đập thủy điện. Hậu quả của lũ lụt là làm ngập úng nhiều khu vực, gây mất mát về sinh mạng, tài sản, môi trường và nền kinh tế của các tỉnh miền Trung.
Để giảm thiểu tác hại của lũ lụt, cần có sự phối hợp giữa chính quyền và người dân trong việc đề ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó. Một số biện pháp có thể kể đến là: tăng cường công tác dự báo khí tượng thủy văn, cải thiện hệ thống thoát nước, bảo vệ và trồng lại rừng nguyên sinh, kiểm soát việc xây dựng trên các vùng nguy hiểm, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó của người dân, hỗ trợ kịp thời cho các nạn nhân của lũ lụt. Ngoài ra, cần có sự hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và nguồn lực để đối phó với hiện tượng lũ lụt.
Chúng ta cần lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này, đồng thời hỗ trợ nhau giảm bớt khó khăn trong cuộc sống theo tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam.