Trưởng thành là kết quả của quá trình hoàn thiện bản thân con người, nó được đánh dấu bằng sự thức tỉnh về ý thức và khả năng nhận diện của con người trước những khó khăn, giông bão, sóng gió của cuộc sống. Hãy viết bài nghị luận về Trưởng thành là khi tôi biết sống vì người khác?
Mục lục bài viết
1. Nghị luận Trưởng thành là khi tôi biết sống vì người khác:
Sự trưởng thành luôn là điều quý giá của mỗi con người, bởi đó chính là yếu tố cần thiết để sống đẹp, sống tốt với người, với đời và với bản thân mình. Trưởng thành là khi ta đã chín chắn, đã cứng cáp trước sóng gió của cuộc đời, hiểu và ứng xử trước những sóng gió đó lại càng chứng tỏ ta đã trưởng thành hơn.
Vì vậy, nếu đã trưởng thành thì lúc đó là khi ta có thể làm chỗ dựa cho người khác. Trưởng thành đó chính là khi ta biết quan tâm, lo lắng cho một ai đó. Đó cũng là khi ta trở thành chỗ dựa tinh thần cho những người xung quanh cũng như là chính bản thân mình. Ta vẫn thường hay nói rằng “Không có con đường nào trải đầy hoa hồng”, vì thế để bước vững trên con đường đó, người trưởng thành phải tập cho mình tính nhẫn nhịn và cho đi.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều tấm gương bộc lộ sự trưởng thành về ý thức, nhận thức, tình cảm, công việc,… và làm chỗ dựa cho người khác, tiêu biểu phải kể đến là nhà lãnh đạo vĩ đại bậc thầy thành trì chủ nghĩa xã hội Lê Nin. Người chính là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể dân tộc Nga và là niềm tin, nguồn động viên, cổ vũ lớn lao của người dân. Chính vì có “chỗ dựa” vững chắc ấy, từ một nước nghèo bị tàn phá từ chiến tranh bước ra, Liên Xô đã trở thành một cường quốc mạnh nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Điều đó đã cho thấy Lênin đã trưởng thành trong chiến lược và trong suy nghĩ, tình cảm đối với dân tộc thì mới có thể làm được những việc như vậy.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người mong muốn trưởng thành, mong muốn trở thành một chỗ dựa vững chắc cho người khác và cho chính mình, thì vẫn còn một số người sống ỷ lại vào người khác, sống yếu đuối, vô cảm trước người khác, thậm chí họ không nhận thức được chính mình, để cho cuộc đời trôi qua một cách vô nghĩa. Đó là một lối sống đáng phê phán lên án.
Ông bà ta có câu “Cho đi là đang nhận lại” vậy thì tại sao ta không mở lòng mình ra bao dung và yêu thương mọi người hơn, đặc biệt là khi người ta đã trưởng thành, họ luôn muốn làm một điều gì đó cho cuộc đời, cho con người để cuộc sống được trở nên đáng quý và ý nghĩa nhất. Trưởng thành là khi ta sống không chỉ vì mình mà còn biết sống vì người khác.
2. Nghị luận Trưởng thành là khi tôi biết sống vì người khác hay nhất:
Cuộc sống tựa như một cuộc hành trình dài đầy thử thách, nơi mỗi người đều sẽ phải trải qua những trải nghiệm, học hỏi và trưởng thành. Trưởng thành không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà đây còn là giá trị vô cùng quý giá của mỗi người. Đó là nền tảng để ta sống tốt hơn, đẹp hơn với bản thân và với người khác, với cuộc đời. Khi ta đạt đến sự trưởng thành, ta không chỉ trở nên vững vàng hơn trước những sóng gió mà còn biết cách đối diện và vượt qua chúng một cách sáng suốt. Chính sự chín chắn ấy thể hiện rằng ta đã thật sự trưởng thành.
Trưởng thành thực sự là khi ta có thể trở thành chỗ dựa vững chắc cho bất cứ ai, khi ta biết quan tâm, lo lắng cho những người khác bằng cả tấm lòng. Không chỉ là hỗ trợ vật chất, mà còn là chỗ dựa tinh thần cho những người xung quanh cũng như là chính bản thân ta. Chúng ta vẫn thường nghe câu nói: “Không có con đường nào trải đầy hoa hồng,” điều đó có nghĩa rằng những con đường đời đầy gian khó sẽ thử thách lòng kiên nhẫn và sự hy sinh của mỗi con người. Chỉ những ai thật sự xứng đáng, có sự nhẫn nại và biết cho đi mới có thể bước qua được những khó khăn ấy. Vì vậy, để vững bước trên con đường trưởng thành, mỗi người cần phải rèn luyện tính kiên trì, biết nhẫn nhịn và sẵn lòng cho đi mà không mong nhận lại.
Trong thực tế, có nhiều tấm gương sáng ngời về sự trưởng thành, thể hiện qua ý thức, nhận thức và tình cảm. Một trong các tấm gương tiêu biểu nhất chính là nhà lãnh đạo vĩ đại, người đứng đầu trong phong trào chủ nghĩa xã hội – Lê Nin. Ông không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho cả dân tộc Nga mà ông còn là nguồn động viên, cổ vũ to lớn cho nhân dân. Chính nhờ có sự “chỗ dựa” vững chắc này, từ một đất nước đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Liên Xô đã vươn mình trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Điều này đã chứng tỏ Lê Nin đã đạt đến sự trưởng thành vượt bậc trong tư duy, trong chiến lược và tình cảm, từ đó làm nên những điều vĩ đại.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được sự trưởng thành thật sự. Trong thế giới này, vẫn tồn tại không ít người chỉ biết sống ích kỷ, nhỏ nhen và chỉ quan tâm đến bản thân mình. Họ tưởng rằng mình đã trưởng thành, nhưng thực ra, sự trưởng thành của họ chỉ đang dừng lại ở thể xác, còn tâm hồn thì rỗng tuếch, vô định như những đứa trẻ chưa từng lớn lên.
Như ông bà ta đã dạy: “Cho đi là nhận lại”, vậy tại sao chúng ta không mở lòng, bao dung và yêu thương mọi người xung quanh hơn, đặc biệt khi ta đã trưởng thành? Người trưởng thành luôn mong muốn làm điều gì đó tốt đẹp cho cuộc đời, cho con người, để cho cuộc sống được trở nên đáng quý và ý nghĩa hơn. Trưởng thành là khi ta sống không chỉ vì bản thân, mà còn phải biết sống vì người khác, vì một cuộc sống tươi đẹp và đầy giá trị.
3. Nghị luận Trưởng thành là khi tôi biết sống vì người khác xuất sắc:
Điều quan trọng không phải vị trí chúng ta đang đứng, mà ở hướng ta đang đi. Quả thật, chúng ta có thể đang đứng ở trên con đường thành công, có thể ta sẽ hoàn thiện nó, nhưng cũng có thể là sẽ phá vỡ nó. Phải chăng thành công đơn giản là dựa vào bản thân mình để trưởng thành?
Vậy “trưởng thành” là gì? “Trưởng thành” là kết quả của quá trình hoàn thiện bản thân con người, nó được đánh dấu bằng sự thức tỉnh về ý thức và khả năng nhận diện của con người trước những khó khăn, sóng gió của cuộc sống. Quá trình trưởng thành được hoàn thiện theo thời gian, theo sự trải nghiệm và cả những va chạm của con người trước những vấn đề trong đời sống. Kết quả của sự trưởng thành đó là đem lại cho cuộc sống là những tốt đẹp cho mỗi người. Như vậy sự trưởng thành là một yếu tố tạo nên thành công và hạnh phúc cho mỗi con người, là điều mà mỗi một con người cần thiết có được và cần phải trải qua trong cuộc sống của mình.
Trên hành trình trưởng thành, có người đã từng nói rằng: “Trưởng thành là khi tôi biết sống vì người khác”. Trước hết, ta có thể khẳng định rằng đây là một quan điểm chính xác và sâu sắc. Trưởng thành không chỉ đơn thuần là về mặt tuổi tác hay sự phát triển về thể chất. Thực chất, trưởng thành còn là sự chín chắn ở trong suy nghĩ, trong nhận thức của con người. Khi ta trưởng thành, ta sẽ có đủ niềm tin và dũng khí để đối mặt được với mọi thử thách. Đặc biệt, khi ta biết sống vì người khác, điều đó chứng tỏ là ta đã vượt qua được cái tôi ích kỷ của bản thân, sẵn sàng sẻ chia và yêu thương. Một khi con người đã đạt đến sự trưởng thành thì họ sẽ tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong việc sống vì người khác. Ta sẽ nhận ra rằng bản thân mình cần phải cố gắng hơn nữa, không chỉ để hoàn thiện mình mà còn để mang lại những niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh. Sự trưởng thành trong tâm trí giúp cho chúng ta mạnh mẽ hơn, biết phân biệt đúng sai, biết yêu thương và sẵn sàng cống hiến.
Hình ảnh những người lính trẻ trong chiến tranh, họ đã gạt bỏ các toan tính cá nhân để dâng hiến tuổi xuân cho Tổ quốc, đây chính là minh chứng rõ ràng cho sự trưởng thành cao đẹp này. Sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động của họ đã khiến cho cuộc đời trở nên đáng sống và ý nghĩa hơn.
Sống vì người khác không bao giờ là điều thiệt thòi, ngược lại, nó còn giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc đời, khiến cuộc sống trở nên đáng trân trọng và yêu thương hơn.
Hãy trưởng thành thật sự, vì cuộc đời không chờ đợi ai cả. “Trưởng thành là khi tôi biết sống vì người khác”, chỉ bản thân ta mới là người quyết định làm cho cuộc đời mình trở nên tươi đẹp, ý nghĩa và đáng sống hơn bao giờ hết.
THAM KHẢO THÊM: