Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có cho mình một thần tượng để ước mơ và vươn tới được như họ. Sau đây sẽ là bài viết nghị luận Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, mời các bạn cùng tham khảo
Mục lục bài viết
1. Nghị luận ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa ngắn gọn:
Đam mê, sở thích là những khía cạnh thú vị có thể phản ánh tính cách riêng biệt và tâm hồn của mỗi con người. Chúng ta đều tìm kiếm cho mình những hình mẫu để ngưỡng mộ và theo đuổi thường gọi chung là “thần tượng”. Việc ngưỡng mộ thần tượng được thực hiện một cách văn minh và lịch sự, nó có thể coi là một nét đẹp của văn hóa và đáng tôn trọng, phát huy đúng cách.
Thần tượng là những người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật như ca sĩ, diễn viên và nghệ sĩ. Nhưng thực tế cho thấy, ở mọi lĩnh vực, chúng ta đều có thể tìm thấy những cá nhân đáng chú ý, khiến chúng ta bị thu hút và coi họ như những thần tượng. Mặt tích cực, việc ngưỡng mộ thần tượng cho thấy sự trọng trọng và tôn trọng với vẻ đẹp bề ngoài và tài năng của người khác. Điều này cũng thể hiện một khía cạnh của tinh thần nhân văn – khả năng biết trân trọng cái đẹp trong xã hội. Thần tượng có thể truyền cảm hứng, khích lệ và trở thành tấm gương mẫu cho chúng ta học theo. Nhưng thích khen ngợi điểm mạnh của người khác là có lợi ích. Ngược lại, việc yêu thích một cách quá đà và mù quáng có thể gây hại cho chúng ta. Sự cuồng mộ quá mức và việc theo đuổi mục tiêu một cách cường điệu có thể khiến chúng ta mất đi bản thân và trở nên phụ thuộc vào thần tượng. Những “thần tượng” cũng chỉ là con người bình thường, đều có những cảm xúc, riêng tư và khuyết điểm của họ. Mình không nên kì vọng rằng họ sẽ luôn theo đúng hình mẫu ta tưởng tượng, và khi họ thay đổi, chúng ta cũng không nên thất vọng và có những phản ứng rất tiêu cực.
Do đó để ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, duy trì mối quan hệ tích cực với thần tượng của mình, chúng ta cần biết cân nhắc, giữ khoảng cách và đảm bảo rằng tình yêu và sự kính trọng của chúng ta dành cho họ là trong đúng mức và hợp lý, tôn trọng thần tượng.
2. Nghị luận ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa hay nhất:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày một tăng cao. Ai cũng có cho mình một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Nhiều người đã rất hâm mộ, coi một số nghệ sĩ, ca sĩ là thần tượng của mình. Điều này sẽ là một điều bình thường, là một nét đẹp văn hóa nếu chúng ta biết ngưỡng mộ thần tượng đúng cách.
Những thần tượng là hình mẫu lý tưởng của giới nghệ sĩ khiến nhiều người muốn học tập, làm theo. Họ luôn là hình mẫu lý tưởng mà giới trẻ luôn xem đó là những chuẩn mực mà mình muốn cố gắng vươn tới. Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính và cảm mến cuồng nhiệt dành tặng cho đối tượng được xem là hình mẫu chuẩn mực hoặc có sức hút mãnh liệt với bản thân hay xã hội. Thần tượng một người với hình mẫu là một lối sống chuẩn mực lại càng cần phải khuyến khích, bởi nó sẽ như một tấm gương nhiều giá trị văn hoá cao đẹp. Nếu ngưỡng mộ đúng thì là tốt, thì ngưỡng mộ vượt mức là xấu thậm chí có thể sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hoá được thể hiện ở thái độ kính trọng khâm phục; hành động khích lệ và ngôn từ khen ngợi tán thưởng. Nhưng sự ngưỡng mộ thần tượng khác với việc quá mê muội thần tượng. Điều đáng nói là hiện nay ở Việt Nam, sự ngưỡng mộ dành nhiều nhất vào những thần tượng xứ Hàn Quốc. Thần tượng là cuộc sống, là nguồn cảm hứng của cuộc đời. Họ luôn dành nhiều thời gian quá mức để theo dõi tình hình thần tượng, vui buồn của thần tượng cũng ảnh hưởng đến cảm xúc của họ. Họ tôn sùng thần tượng của mình, tiền bạc của họ dành chủ yếu vào việc mua vé xem thần tượng, cày view, mua băng đĩa, mua vé nghe nhạc của thần tượng đó, mua các sản phẩm quảng cáo mà thần tượng mình trở thành người đại diện thương hiệu. Lí do gây nên tình trạng trên trước hết là từ tâm lí lứa tuổi trẻ. Các bạn trẻ sống giữa thời hiện đại, khi nhu cầu ăn no mặc ấm đã nhường chỗ cho nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, kinh tế phát triển, giao lưu hội nhập văn hoá ngày càng sâu rộng, tuổi còn trẻ, nhận thức còn non nớt và tâm lý chưa trưởng thành nên chỉ muốn hành động theo điều mình thích, những điều của người lớn thì có thể thoải mái bộc lộ bản thân. Gia đình thì thiếu sự chăm sóc con cái, đã để con tiếp nhận thông tin và không quản lý tốt tình trạng phát triển của con cái.
Ngưỡng mộ thần tượng không sai và việc cuồng thần tượng cũng không phải là một tội lỗi nghiêm trọng, tuy nhiên cần phải kiểm soát. Việc giáo dục con trẻ không được quá chú tâm đến việc thần tượng thái quá đang rất cần được thực hiện. Vì mê muội thần tượng có thể dẫn đến hành động sai lầm nghiêm trọng, gây nên nhiều hậu quả xấu đối với bản thân và xã hội. Mù quáng theo đuổi thần tượng hoặc ngưỡng mộ thần tượng quá mức chính là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đó là những thái độ và ứng xử thiếu chuẩn mực, đặc biệt thiếu văn hoá, có thể gây nên các hậu quả xấu. Cần có nhận thức đúng về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường trước các hậu quả của sự mê muội nhằm có thái độ và cách ứng xử thích hợp trong mắt người khác. Cần kiểm soát sự thái quá đối với thần tượng, không hùa theo thần tượng một cách mù quáng; lên án mọi hành vi mê muội thần tượng trong cuộc sống mỗi ngày, mà đặc biệt là trong môi trường học tập.
Ai cũng có một thần tượng cho chính mình mà phấn đấu và đạt tới. Tuy nhiên, vấn đề cần thiết cho chính bản thân và cho thần tượng của riêng họ đó là cần có các hành động ứng xử đúng mực và có giới hạn với thần tượng của mình. Không nên say mê và thần tượng quá đà để lại hậu quả không tốt cho cả bản thân và xã hội. Mỗi một người chúng ta cần ý thức hơn nữa về điều này để cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại mà lại không làm giảm đi các giá trị truyền thống xưa nay vốn có.
3. Dàn ý Nghị luận ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa:
a. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa
b. Thân bài
– Thực trạng: Hiện nay nền giải trí phát triển, có rất nhiều ngôi sao, ca sĩ, diễn viên trong nước và quốc tế được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ.
– Mặt tích cực: Ngưỡng mộ thần tượng cho thấy sự trọng trọng và tôn trọng của chúng ta đối với vẻ đẹp bề ngoài và tài năng của người khác. Điều này cũng thể hiện một khía cạnh của tinh thần nhân văn – khả năng biết trân trọng cái đẹp trong xã hội
– Phản biện: Việc yêu thích một cách quá đà và mù quáng có thể gây hại cho chúng ta. Sự cuồng mộ quá mức và việc theo đuổi mục tiêu một cách cường điệu có thể khiến chúng ta mất đi bản thân và trở nên phụ thuộc vào thần tượng.
– Giải pháp: Cần biết yêu quý thần tượng có chừng mực, biết điểm dừng, lên án các kênh truyền thông và phát thanh hạn chế đưa những tin đồn sai sự thật, chưa được kiểm chứng về những người nổi tiếng đồng thời tuyên truyền nhiều hơn về hậu quả của việc cuồng thần tượng,… Bản chất của sự ngưỡng mộ, yêu mến thần tượng không phải là điều xấu nhưng sự mê muội, ngưỡng mộ quá khích thì có thể chắc chắn là hành động, thái độ ứng xử thiếu văn hóa, gây hại cho bản thân và người khác
c. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.