Buy-phông là nhà văn Pháp nổi tiếng có viết: “Phong cách chính là người”. Các bạn hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết Nghị luận câu nói: Phong cách chính là người (Buy-phông). Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kỹ năng viết văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học hay.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận về câu nói Phong cách chính là người (Buy-phông) hay nhất:
“Phong cách (…) cũng như màu sắc đối với người họa sĩ, không phải là một vấn đề về kỹ thuật mà là về cách nhìn. Nó là một phát lộ, vốn sẽ không thể có được bằng những phương tiện trực tiếp và hữu thức, về sự khác biệt về chất có trong cách mà thế giới hiện ra với mỗi chúng ta, sự khác biệt mà, nếu không có nghệ thuật, thì sẽ mãi là bí mật vĩnh hằng của mỗi con người.”
Nói cách khác, phong cách tác giả không đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật hay chỉ là lớp vỏ ngoài trang trí cho tác phẩm văn chương mà nó là cách nhìn rất riêng của mỗi người về thế giới, phân biệt với cách nhìn của những người khác.
Mỗi người sinh ra và lớn len đều có riêng trong mình một khí chất, năng lực và kinh nghiệm để có thể tiếp thu những cái tốt đẹp và loại trừ những cái xấu. Quá trình đó dần hình thành trong mỗi chúng ta một vốn cá tính đặc biệt mà ta hay gọi là phong cách. Xét trên bình diện này, Buy-phông – một nhà văn nổi tiếng của Pháp từng nói: “Phong cách chính là người”. Quả thật trong cùng một hoàn cảnh nhưng phong cách của mỗi người không hoàn toàn giống nhau mà nó chính là bản thân người mang phong cách đó. Cùng suy ngẫm và chiêm nghiệm về câu nói của Buy-phông để mỗi chúng ta có thêm những hiều biết và dần định hình trong mình một phong cách riêng. Trong cuộc sống, người ta thường định hình phong cách theo hai nghĩa. Một là, phong cách nghệ thuật. Đó là phong cách của một nhà văn, nhà thơ, nhà kiến trúc,… hoặc phong cách của một thời đại nào đó.
Hai là, tác phong, tính cách của một người hay một lớp người nào đó trong xã hội được hình thành một cách tương đối ổn định, làm nên phong cách riêng của một người hay một lớp người đó.
Phong cách tuy đa dạng như vậy nhưng nhìn chung khi nhắc đến phong cách ta vẫn thường nhắc đến dấu ấn cá nhân của sự vật. Ngoài ra một điểm chung của bất kì loại phong cách nào là cũng đều chịu tác động mạnh mẽ sâu sắc của môi trường sống. Đó là những tác động của truyền thống văn hoá, đạo đức, tâm lí nghề nghiệp. Nhìn từ bình diện văn học, phong cách cũng đa dạng nhưng không kém phần sâu sắc.
Buy-phông đã rất tinh tế khi nhìn nhận “Phong cách chính là người”. Trong văn học, phong cách là yếu tố cấu thành tác phẩm không thể thiếu. Độc giả cũng như mọi nhà lý luận văn học mỗi khi nhìn nhận một tác phẩm, người ta thường hay chú ý đến hai phương diện quan trọng của phong cách văn học là nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, phong cách là dấu ấn thể hiện cách nhìn nhận con người và cuộc sống, cách lí giải cuộc sống và con người,… Về nghệ thuật, phong cách là cách lựa chọn những thủ pháp nghệ thuật, kết cấu ngôn từ, sử dụng ngôn ngữ,… Một tác phẩm hay chỉ được đánh giá khi tạo ra được dấu ấn riêng, mang lại cho người đọc những lay chuyển xúc cảm nhẹ nhàng mà tinh tế. Chính vì vậy, dù trên bất cứ bất cứ bình diện nào, khi đánh giá tác phẩm hay con người, phong cách cũng vừa là tiêu chí quan trọng, vừa là nơi thể hiện cái tính cách cũng như tâm hồn trong tác giả. Xin một lấy một góc nhỏ của nền văn học Việt Nam để chứng minh và làm rõ hơn khi nhìn nhận “Phong cách chính là người”.
Nhắc đến văn học Việt Nam, nhắc đến phong cách con người tôi dần mường tượt ra sợi dây liên kết giữa chúng. Nguyễn Đăng Mạnh trong “Nhà văn, tư tưởng và phong cách” đã gắn phong cách với cá tính nhà văn khi ông xác định: “Văn chương là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách”. Rồi sau đó, trong “Nhà văn Việt Nam hiện đại: chân dung và phong cách, ông lại một lần nữa coi phong cách “phụ thuộc vào những thói quen tâm lý và những sở trường riêng của nhà văn”. Từ đó, “dựng” nên phong cách nhà văn như Nguyễn Tuân ngông,
Phong cách ở mỗi bình dịên đều đa dạng và sâu sắc. Văn học chỉ là một trong số những bình diện mà tôi muốn vay mượn nhằm đánh giá đúng và chính xác khi nhìn nhận con người. Tôi dần nhận ra câu nói của Buy-phông hết sức chập chờn. Bởi vì như tôi đã nói các định ngữ đã để định nghĩa chập chờn. Như tôi đã nói về một số phong cách như thơ Hồ Xuân Hương vui mà không buông tuồng, thơ Hoàng Cầm là linh hồn của quê hương Kinh Bắc cổ kính,… có thể đóng vào con người Hồ Xuân Hương, con người Hoàng Cầm cũng được, mà vào thơ Hồ Xuân Hương, thơ Hoàng Cầm cũng chẳng sao. Chính sự “nhập nhằng” này làm cho các định nghĩa trên không có giá trị khái niệm hóa đã đành, mà cả giá trị thao tác cũng không rõ rằng. Đó chính là sự chập chờn trong câu nói “Phong cách chính là người” của Buy-phông: Nó tạo cho những người đọc cho ta nhiều cách nhìn nhận riêng. Đó là sự tinh tế và óc sáng tạo khi nhìn nhận vấn đề của Buy-phông.
Dĩ nhiên, không phải công trình nghệ thuật nào cũng có phong cách. Một tác phẩm chỉ có phong cách khi nó đạt được tính cấu trúc, tức có sự thống nhất hữu cơ của các bộ phận trong một chỉnh thể. Bởi vậy, chỉ cần biết một bộ phận là có thể suy ra cái toàn thể, như lý thuyết toàn đồ đã chứng minh. Chính vì phong cách là một phạm trù chất lượng, nên trong nghệ thuật có được phong cách là một hiện tượng rất quý. Và, vì thế, không phải tác giả nào cũng có phong cách, thể loại nào cũng có phong cách và thời đại nào cũng có phong cách.
Chính từ đó, mỗi học sinh chúng ta, nhìn nhận từ câu nói của Buy-phông, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần tập riêng cho mình thói quen nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề trong cuộc sống một cách rõ ràng, tinh tế. Đồng thời cần không ngừng trau dồi vốn từ và sử dụng nó một cách linh hoạt. Đó chính là điều kiện dần cấn và đủ để ta đãn hình thành trong mình một phong cách nhỏ, nơi thể hiện cái tôi cá nhân của ta trong cuộc sống.
“Phong cách chính là người”- Buy-phông đã cho ta một nhận định sâu sắc, một bài học khi ta bước vào cuộc sống. Riêng tôi, nỗ lực để tạo riêng cho mình một phong cách, một cá tính sẽ là động lực giúp tôi vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống!
2. Nghị luận về câu nói Phong cách chính là người (Buy-phông) chọn lọc:
Văn chương là hành trình đi từ trái tim đến những trái tim qua ngòi bút của người sáng tác. Cái còn đọng lại từ tác phẩm suy cho cùng chính là nét nổi bật riêng biệt của mỗi tác giả. Phong cách trong văn chương vì lẽ đó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bàn về phong cách, nhà văn nổi tiếng người Pháp Buy-phông nhận định “phong cách chính là người”. Đây là ý kiến đúng đắn.
Phong cách là gì? Phong cách có thể hiểu là phong thái, là phong độ, là nét đặc sắc riêng của mỗi người. Nó là đặc điểm để phân biệt giữa người này với người kia, thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Trong cuộc sống thường ngày có phong cách thời trang, phong cách sống, phong cách nghệ thuật,… Phong cách trong văn chương là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tác giả. Nó thể hiện qua việc lựa chọn chủ đề, truyền tải nội dung và phương thức thể hiện của nhà văn, nhà thơ.
Buy-phông lại khẳng định “Phong cách chính là người” là hoàn toàn đúng đắn. Quan sát xung quanh, bạn có thể nhận thấy, không có bất kì ai hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt là tính cách. Do điều kiện hoàn cảnh và trình độ nhận thức khác nhau, đam mê sở thích khác nhau nên phong cách của mỗi người luôn có sự khác biệt. Văn chương cũng như vậy. Văn học trải qua rất nhiều thời kỳ khác nhau, tính từ thời điểm hình thành đến nay đã đi qua rất nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ. Mỗi thời kì lại có những đặc điểm gắn với những sự kiện khác nhau. Trưởng thành trong điều kiện lịch sử khác biệt và đi theo những khuynh hướng sáng tác khác biệt, phong cách văn chương của mỗi người tất yếu sẽ có nhiều khác biệt. Và sự khác biệt ấy chính là yếu tố làm nên những tên tuổi nổi tiếng.
Có thể thấy rõ điều này qua sự nghiệp và cuộc đời nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Xuân Diệu, Huy Cận,… Trước tiên, về phong cách nội dung. Nguyễn Tuân được mệnh danh là người suốt đời kiếm tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác, ông thường nhìn mọi sự vật, sự việc dưới góc độ của sự tài hoa, nghệ sĩ. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tâm hướng ánh nhìn vào sự tài hoa của những nhà Nho hết thời. Sau Cách mạng, ông lại say mê và trân trọng sự tài hoa của con người Việt Nam trong lao động, sản xuất,… Còn Nam Cao lại được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Việt Nam, luôn đau đáu với đề tài về những người nông dân nô lệ bị tha hóa về tinh thần, nhân phẩm hay những nhà trí thức Việt Nam quằn quại trong nỗi đau vì bị “áo cơm ghì sát đất”,… Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình lại luôn chọn đề tài tình yêu cho những tác phẩm của mình
Trong phong cách nghệ thuật, mỗi nhà văn cũng có những nét độc đáo rất riêng thể hiện đa dạng ở nhiều phương diện: Phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, cách tổ chức kết cấu, ngôn ngữ,… Nhà thơ Tố Hữu thường chọn thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình ngọt ngào để thể hiện tình cảm tha thiết, chân thành của nhân vật trữ tình. Nam Cao lại gây ấn tượng bởi lối kể chuyện đảo trình tự tuyến tính hiện đại hay cách liên kết đoạn văn rất tài tình,… Nguyễn Minh Châu lại khám phá nhân vật dưới cái nhìn đa diện, nhiều chiều, lời văn nhiều triết lí sâu sa, xây dựng tình huống truyện hết sức tài tình. Và còn rất nhiều nhà văn, nhà thơ với phong cách độc đáo khác.
Phong cách của mỗi tác giả sẽ gây ấn tượng đặc biệt đến độc giả khi đọc một truyện ngắn, thưởng thức một bài thơ. Đồng thời, chỉ những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình. Phong cách bộc lộ những quan niệm cá nhân về văn học của tác giả. Vì thế qua phong cách nội dung và nghệ thuật, người đọc có thể cảm nhận được con người tác giả. Như Nam Cao, trong từng trang văn tưởng chừng như lạnh lùng lại ẩn giấu tấm lòng đồng cảm và tình yêu thương đến nhói buốt của một tấm lòng nhân ái. Nhắc đến Nam Cao đời thực, những người bạn của ông đều nhớ đến dáng vẻ trầm lặng, ít nói, nhưng thực chất, ẩn đằng sau lại là một tinh thần sôi nổi, quyết liệt.
Từ những lí do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng phong cách chính là người. Phong cách tạo nên sự khác biệt cho con người, tạo nên dạng “vân chữ” không thể trộn lẫn cho những người cầm bút. Mỗi nhà văn cần tạo lập phong cách cho riêng mình để ghi lại dấu ấn cá nhân trong lòng độc giả và trong nền văn học. Giống như ai đó từng khẳng định “Anh sẽ không là gì cả nếu không có giọng nói của riêng mình”.
3. Nghị luận về câu nói Phong cách chính là người (Buy-phông) đặc sắc:
Con người sinh ra không phải ai cũng giống nhau, mỗi người đều có những khác biệt tạo nên cái riêng của mình cái riêng đó thường được gọi là phong cách. Như nhà văn Pháp nổi tiếng Buy -phông có viết:”phong cách chính là người”
Đúng vây! Phong cách là người, phong cách của một người phản ánh chính con người đó. Vậy chúng ta hiểu phong cách là gì? Theo nghĩa hẹp, phong cách là là cách thức riêng của một tác giả, một nghệ sỹ thể hiện trong sáng tạo một tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật. Đó là những biểu hiện mang tính chất hệ thống về tư tưởng nghệ thuật, các đặc trưng mang tính thẩm mỹ, ổn định về nội dung và hình thức thể hiện tạo nên giá trị độc đáo của tác giả. Theo nghĩa rộng, Phong cách là phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả hoạt động sống của chủ thể, tạo nên những giá trị riêng, những đặc trưng của họ. Phong cách được hiểu như một nguyên tắc điều chỉnh hành vi con người và trở thành thói quen, nề nếp ổn định khi suy nghĩ, diễn đạt và hoạt động thực tế. Đối với mỗi người thì phong cách của họ gần với đặc điểm truyền thống, thói quen, hoàn cảnh sống quy định, đồng thời mang dấu ấn cá nhân rất rõ. Mỗi người, từ bé thơ lớn lên đã có phong cách của mình. Phong cách nào cũng có sự tự tin của mình.
Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta được nghe rất nhiều về phong cách, nào là phong cách thời trang, phong cách sống, phong cách nghệ thuật,… Nói về trang phục, chúng ta cũng thường nghe thấy rất nhiều người nghe đến việc nhận xét phong cách ăn mặc của một người chẳng hạn như phong cách babadoll, phong cách bánh bèo,… Theo những lời nhận xét đó ta có thể thấy, mỗi người hoặc mỗi lớp người đều chọn cho mình một phong cách ăn mặc riêng mà họ cảm thấy yêu thích. Có người chọn phong cách sexy gợi cảm, có người lại thích phong cách dễ thương, có người lại thích phong cách giản dị, trong sáng…Không chỉ trong trang phục thường ngày ta còn thường bắt gặp phong cách của những ca sĩ. Phong cách của ca sĩ được thể hiện trong những bài hát của họ. Người ca sĩ hát nhạc ballad trữ tình sẽ khác với người hát nhạc rock hay nhạc cách mạng,… Mỗi người ca sĩ ngoài gu ăn mặc, người ta sẽ nhớ đến họ theo một dòng nhạc nào đó. Mà chính những điều đó làm nên phong cách riêng của một người ca sĩ.
Trong văn học cũng vậy, phong cách phong cách của nhà văn được thể hiện trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Trong nội dung, phong cách nhà văn in đậm trong quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải vấn đề về cuộc sống con người,… Có thể thấy rõ điều này ở nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Hồ Chí Minh,… Nguyễn Tuân thường nhìn mọi sự vật, sự việc dưới góc độ của sự tài hoa. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà văn tìm thấy sự tài hoa của những nhà Nho hết thời trong những thú chơi tao nhã của họ: thả thơ, uống trà, ngâm vịnh,… Sau Cách mạng, nhà văn lại say mê với sự tài hoa của những con người Việt Nam trong lao động, sản xuất… Nam Cao lại khác. Trước Cách mạng, ông đau đáu với đề tài về những người nông dân Việt Nam nô lệ bị tha hóa về tinh thần, nhân phẩm hay những nhà trí thức Việt Nam quằn quại trong nỗi đau vì bị “áo cơm ghì sát đất”… Về nghệ thuật, phong cách nhà văn cũng được thể hiện đa dạng ở nhiều phương diện: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, cách tổ chức kết cấu, tổ chức ngôn ngữ… Điều này cũng rất dễ nhận biết đặc biệt ở những tác giả lớn. Nhà thơ Tố Hữu thường chọn thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình ngọt ngào để thể hiện tình cảm tha thiết, chân thành của nhân vật trữ tình. Nhà văn Nam Cao lại rất dễ “bị” nhận ra bởi lối kể chuyện đảo trình tự tuyến tính hiện đại hay cách liên kết đoạn văn rất tài tình… Mỗi nhà văn lại có những ý tưởng độc đáo khác nhau trong cách thể hiện tác phẩm của mình. Và với độc giả, khi đọc một truyện ngắn, thưởng thức một bài thơ,… không gì thích thú là việc phát hiện ra những nét đặc sắc về phong cách của các tác giả. Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình. Và giữa phong cách của mỗi tác giả lại có mối quan hệ chặt chẽ tới bản thân cá tính mỗi nhà văn. Trong văn học, phong cách được thể hiện sinh động như một thực thể bộc lộ những quan niệm cá nhân về văn học. Trong truyện ngắn của mình, Nam Cao luôn có vẻ khách quan, hờ hững với nhân vật. Ông gọi họ là “y”, là “thị”, miêu tả họ với những hình hài xấu xí, thậm chí là ghê rợn (đặc biệt là những người nông dân). Nhưng đằng sau những trang văn tưởng như lạnh lùng, khinh thị ấy là tấm lòng đồng cảm thấu suốt là tình thương đến nhói buốt của một tấm lòng đồng ái, đồng chủng. Ngoài đời, con người Nam Cao cũng có dáng vẻ giống như giọng điệu văn chương của ông trong truyện ngắn. Nhắc đến Nam Cao, những người bạn văn nhớ đến một dáng vẻ trầm lặng, ít nói, nhưng thực chất, ẩn đằng sau dáng vẻ phẳng lặng, im ắng ấy là một tinh thần sôi nổi, quyết liệt. Chỉ có những tính cách mạnh mẽ mới có thể phát biểu thế này: “Sống đã rồi hãy viết”! Phong cách của nhà văn in đậm lên từng trang viết. Đến lượt mình, phong cách văn học của mỗi tác giả lại in sâu vào lòng người đọc tạo nên mối đồng cảm sâu sắc giữa những nhà văn, nhà thơ và những độc giả chân thành.
Tất cả những phong cách trong các lĩnh vực, khía cạnh đời sống con người đều nói lên một điều rằng, phong cách chính là con người. Phong cách nó phản ánh một con người, nó tạo nên sự khác biệt giữa con người với nhau, tạo nên sự đa dạng của cuộc sống. Điều đó một lần nữa khẳng định ý kiến của nhà văn Pháp Buy -phông là đúng và có ý nghĩa.
THAM KHẢO THÊM: