Học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra. Biết được tầm quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa ý kiến: ‘’Học tập là cuốn vở không có trang cuối’’. Vậy, để hiểu được ý nghĩa của câu nói này, mời các bạn tham khảo bài viết Nghị luận câu nói Học tập là cuốn vở không có trang cuối dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận câu nói Học tập là cuốn vở không có trang cuối:
Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người với người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và cùng bất cứ ai. Ai đó đã nói: “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. “Học tập là cuốn vở không trang cuối” là một cách nói ẩn dụ. “Cuốn vở không trang cuối” là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới… làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói “Học tập là cuốn vở không trang cuối” vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức.
Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet… mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn.
“Học tập là cuốn vở không có trang cuối”. Lênin cũng đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.
“Học tập là cuốn vở không có trang cuối” là một câu nói vô cùng đúng đắn. Như là một chiếc kim chỉ nam cho mọi chúng ta, câu nói đã khẳng định một cách rõ nét vai trò quan trọng của học vấn và nhắc nhở chúng ta phải phấn đấu không ngừng để tiếp thu và vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Câu nói ấy chẳng khác gì một châm ngôn sống cho mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ thời đại cộng nghê mới. Trong thời buổi hội nhập này, câu nói càng thêm phần ý nghĩa.
2. Nghị luận câu nói Học tập là cuốn vở không có trang cuối ấn tượng:
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên trái đất này. Nhất là hiện nay, thế kỉ của tri thức, thì học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người mà còn là trách nhiệm đối với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không hiểu “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” để thoái thác trách nhiệm đó.
Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Học không chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể thành công nếu từ bỏ việc học.
Ta nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” tức là ta đã khẳng định rằng việc học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví việc học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại. Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,… được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được đích.
Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ “Học, học nữa, học mãi”, học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,… để tồn tại, để chung sống và để phát triển.
3. Nghị luận câu nói Học tập là cuốn vở không có trang cuối ngắn gọn:
Học tập là cuốn vở không trang cuối: Đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự. Trong lịch sử, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra. Biết được tầm quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa ý kiến: ‘’Học tập là cuốn vở không có trang cuối’’.
Câu nói: ‘’Học tập là cuốn vở không có trang cuối’’ khẳng định tầm quan trọng của việc học tập vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu, vươn lên và kế thừa tri thức của nhân loại. Học tập thì vô cùng rộng mở, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ. Vì vậy, học tập là một việc không ngừng nghỉ, đòi hỏi ta phải trau dồi mọi thời gian. Học không chỉ từ sách vở, thầy cô, bạn bè mà học từ cách sống, từ kĩ năng, kinh nghiệm. Lê – nin từng nói: ‘’Học, học nữa, học mãi’’ để nhắc nhở chúng ta việc học là quá trình vận động không ngừng nghỉ đòi hỏi con người phải linh hoạt và hiểu biết để bắt kịp với thời đại. Thế nhưng, ‘’học phải đi đôi với hành’’ , phải luôn chủ động mở mang kiến thức, xác định mục tiêu, kế hoạch để phấn đấu không ngừng nghỉ. Bởi thế, việc học sẽ không có điểm kết thúc. ’Học tập là cuốn vở không có trang cuối’’.
Qua phân tích, có thể thấy câu nói: Học tập là cuốn vở không trang cuối” là phương châm sống cần có. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa tốt đẹp. Hãy xem việc học là niềm vui đừng bao giờ chán nản, không bao giò bỏ cuộc trên con đường học tập bởi “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”. Trang Tử có câu: “Đời sống có hạn mà việc học thì vô hạn.” Vì thế, chúng ta phải không ngừng cố gắng trau dồi những kiến thức mới để bắt kịp xu thế hiện đại ngày nay.
THAM KHẢO THÊM: