Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Nghị luận bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi hay chọn lọc. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý nghị luận bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi:
1.1. Mở bài nghị luận “Cảnh ngày hè”:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: là một trong những cây đại thụ của văn học trung đại Việt Nam, ông đóng góp rất nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm vào kho tàng văn học trung đại Việt Nam.
Giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập: một tác phẩm tuyệt vời bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Được viết bằng thể thơ Đường luật
Giới thiệu chung về bài thơ “Cảnh ngày hè”
1.2. Thân bài nghị luận “Cảnh ngày hè”:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác vào những năm Nguyễn Trãi làm quan, không được vua tin tưởng như trước.
b. 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống
Hoàn cảnh đặc biệt của tác giả: Trạng thái tâm hồn thanh thản, nhàn nhã của tác giả. Nguyễn Trãi suốt đời bận rộn, tận tụy với đất nước, đây là những khoảnh khắc hiếm hoi trong cuộc đời ông.
– Bức tranh thiên nhiên và cảnh vật: Những hình ảnh tiêu biểu của thiên nhiên và cảnh vật mùa hạ:
Sử dụng động từ mạnh gợi nên sức sống của cảnh vật mạnh mẽ:
–Bức tranh cuộc sống được tác giả dùng thính giác để cảm nhận, dùng âm thanh để tái hiện nên bức tranh chân thực về cuộc sống
Bằng sự cảm nhận tinh tế của mọi giác quan cùng tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống mùa hạ với đủ mọi sắc màu, đường nét, âm thanh, tất cả luôn tràn đầy sức sống.
c. 2 câu thơ còn lại: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
Ông ước ao có cây đàn của vua Ngu Thuấn để cầu nguyện cho “dân giàu đủ”.
Qua câu chuyện cây đàn của vua Ngu Thuấn để hiểu rõ tấm lòng của tác giả, ta thấy được khát vọng cao cả: luôn khao khát tài năng, trí tuệ để có thể thực hiện tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, yêu dân.
1.3. Kết bài nghị luận “Cảnh ngày hè”:
Khẳng định lại nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa hè chứa đựng tình yêu nồng nàn của tác giả đối với thiên nhiên, cuộc sống, con người, đất nước.
2. Nghị luận bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi hay chọn lọc:
Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, ông để lại sự nghiệp sáng tác thơ ca vô cùng phong phú, trong đó có sáng tác chữ Hán, chữ Nôm. Đi đến đâu ông cũng có những tác phẩm xuất sắc. Và “Cảnh ngày hè” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông trong tập thơ “Quốc âm thi tập”.
Tác phẩm thể hiện tình yêu thiên nhiên nồng nàn, đồng thời qua đó cũng là tình yêu sâu sắc của Nguyễn Trãi đối với con người, với đất nước. Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ mang tính thông báo: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Từ “rồi” thể hiện sự nhàn nhã, thảnh thơi của nhân vật trữ tình.
Đối với Nguyễn Trãi, người cả đời tất bật, lo toan cho dân, cho nước, thì đây là khoảng thời gian hiếm hoi trong cuộc đời ông được nhàn nhã, thảnh thơi. Chữ “rồi” kết hợp với “ngày trường” gợi lên khoảng thời gian ông lui về ẩn dật, sống cuộc sống ung dung, nhàn nhã, thảnh thơi, hòa mình với thiên nhiên.
Câu thơ mở đầu cho người đọc thấy thái độ cởi mở của ông để đón nhận mọi vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Sau câu thơ mở đầu, năm câu thơ tiếp theo hé lộ một quang cảnh mùa hè vô cùng sống động, tươi đẹp và tràn đầy sức sống:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Mùa hè được tác giả miêu tả qua hàng loạt các loài cây: hòe, thạch lựu, sen, đây đều là những loài cây đại diện của mùa hè. Nhưng ấn tượng hơn cả là cách Nguyễn Trãi kết hợp các sự vật thiên nhiên với các động từ: “hòe đùn đùn”, “thạch lựu phun”, “sen tiễn” để tạo nên sức sống mạnh mẽ của quang cảnh, tất cả đều chuyển động theo hướng đi lên, ngày càng tràn đầy sức sống.
Bức tranh mùa hè càng trở nên sống động hơn với sự kết hợp của các màu sắc: xanh, đỏ, hồng, các gam màu nóng, khiến bức tranh thêm sinh động và tràn đầy sức sống. Hòa quyện trong không gian là hương thơm đặc trưng của mùa hè, đó là hương hoa sen, hương lục bình, hương của vạn vật, cây cỏ, hương thơm nhẹ nhàng, mát lành của chúng tan vào không khí và lan tỏa vào lòng nhà thơ.
Trong bức tranh ấy, còn có cả những âm thanh của cuộc sống con người. Tiếng chợ cá rộn ràng hòa cùng tiếng đời sống hối hả, đây cũng là bức tranh thu nhỏ của cuộc sống con người. Đồng thời, tiếng “lao xao” của chợ cá làm chúng ta liên tưởng đến tiếng động vọng lại từ xa, thể hiện sự tĩnh lặng của không gian và sự rộng mở của tâm hồn con người để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống xung quanh.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, bức tranh mùa hè hiện lên với những nét độc đáo của cảnh làng quê Việt Nam, nơi vạn vật tràn đầy sức sống, rộn ràng âm thanh, cuộc sống con người vui tươi, sung túc. Đồng thời, qua những câu thơ, cũng cho thấy vẻ đẹp của một con người có tâm hồn thư thái, nhàn nhã, một tâm hồn rộng mở để lắng nghe, quan sát và cảm nhận những vẻ đẹp tinh tế nhất của cuộc sống.
Trong những phút giây ngất ngây, hòa mình vào nhịp điệu của thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn mang trong mình một giấc mơ, một khát vọng lớn lao:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Giấc mơ của ông thật đẹp và cao cả, ông mong có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn, để thổi khúc nhạc Nam Phong cho dân chúng được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và thịnh vượng hơn. Giấc mơ đã thể hiện tâm hồn và lý tưởng cao cả của Nguyễn Trãi. Suốt cuộc đời, ông luôn quan tâm đến dân, đến nước.
Bài thơ đã khắc họa thành công bức tranh về một ngày hè với vẻ đẹp phong phú, đa dạng, sống động, rực rỡ. Qua bài thơ, ta vẫn thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có tâm hồn thơ và đặc biệt là có tình yêu sâu sắc với đất nước, con người.
3. Nghị luận bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi hay ý nghĩa nhất:
“Cảnh ngày hè” là một tác phẩm tuyệt vời của Nguyễn Trãi. Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ tâm sự với người đọc về hoàn cảnh ngắm thiên nhiên, quan sát thiên nhiên và vẽ nên bức tranh thiên nhiên bằng những vần thơ độc đáo, đặc sắc :
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Qua những câu thơ mở đâu, gọi lên cho người đọc suy nghĩ có phải nhà thơ không biết làm gì nên mới quan sát phong cảnh hay vì tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên nên mới có những giây phút bắt gặp để ghi lại những hình ảnh đẹp của mùa hè.
Bình thường, màu hoa đã đỏ thắm, đẹp đẽ, nhưng dưới ánh nắng rực rỡ của mùa hè, màu hoa càng trở nên tươi tắn, quyến rũ hơn. Có thể nói, màu đỏ là màu nóng nhất trong các màu nóng. Vậy mà hoa lựu lại mang trên mình gam màu nóng nhất ấy.
Nếu như ở bốn câu thơ đầu nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè với gam màu chủ đạo là nóng bức thì ở bốn câu thơ tiếp theo nhà thơ lại vẽ nên bức tranh cuộc sống thường nhật ở nông thôn.
Bức tranh cuộc sống thường nhật hiện lên với hình ảnh một phiên chợ cá ở nông thôn. Phiên chợ diễn ra hằng ngày, nhưng tại sao hôm nay lại “lao xao” lạ thường đến vậy? Có lẽ nhà thơ hôm nay cũng nghe được tiếng chợ cá rộn ràng. Tiếng chợ có thể là tiếng động bình thường, nhưng trở nên đặc biệt khi miêu tả nhịp sống nông thôn.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” không chỉ là một bài thơ có nội dung ý nghĩa mà còn có nhiều nét nghệ thuật độc đáo, qua đó thể hiện lòng yêu nước, tình yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.