Nghỉ lễ vẫn tính vào thời gian thử việc và có được hưởng lương không? Người lao động thử việc có được nghỉ lễ có hưởng lương theo quy định không?
Việt Nam có những ngày lễ, Tết quan trọng mà trong những ngày đó pháp luật về lao động cho phép người lao động được nghỉ việc. Tuy nhiên chế độ của người lao động khi nghỉ việc vào những ngày này là như thế nào? Sau đây là những quy định của pháp luật về thời gian nghỉ lễ, các chế độ của người lao động khi nghỉ lễ:
Mục lục bài viết
1. Các quy định về thử việc
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về thử việc được cụ thể hóa bằng các nội dung ghi trong
1.1. Thời gian thử việc
Hai bên người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thỏa thuận với nhau về thời gian thử việc dựa vào tính chất và mức độ phức tạp, yêu cầu của công việc, tuy nhiên người lao động chỉ được thử việc trong một khoảng thời gian nhất định theo được quy định tại Điều 25
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 30 ngày nếu công việc đó có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật là trung cấp, thử việc cho chức danh nhân viên nghiệp vụ hoặc công nhân kỹ thuật;
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 60 ngày nếu công việc đó có chức danh nghề nghiệp yêu cầu người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 180 ngày nếu thử việc vào vị trí là người quản lý của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp mình;
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác ngoài các công việc đã nêu trên.
Thời gian thử việc nêu trên áp dụng cho một lần thử việc cho một công việc thì theo quy định thì mỗi người lao động chỉ được thử việc một lần cho một công việc.
1.2. Nội dung của hợp đồng thử việc
Nội dung của
+ Thông tin về người sử dụng lao động bao gồm: Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; thông tin về họ và tên, chức danh của người đại diện theo pháp luật đứng ra thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc với người lao động;
+ Thông tin về người lao động bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú (có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú), giới tính, số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số Hộ chiếu;
+ Thời gian của quá trình thử việc; các quy định, thỏa thuận về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động;
+ Quy định về công việc, chức vụ, chức danh người lao động phải làm và địa điểm làm công việc đó của người lao động;
+ Các vấn đề về tiền lương của người lao động bao gồm: mức lương được xác định dựa trên chức danh hoặc dựa trên công việc, thời hạn trả lương thử việc, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có).
Căn cứ quy định tại Điều 26
+ Các quy định về trang bị bảo hộ lao động được áp dụng trong quá trình làm việc của người lao động.
1.3. Tiền lương trong quá trình thử việc
Tiền lương của người lao động trong quá trình thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau tuy nhiên mức thấp nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.
1.4. Kết thúc thời gian thử việc
Khi kết thúc thời gian thử việc, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên được quy định như sau:
– Đối với người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm về việc thông báo đánh giá kết quả thử việc cho người lao động biết ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc. Việc thông báo về kết quả thử việc không bắt buộc bằng một hình thức cụ thể mà người sử dụng lao động có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thông báo bằng lời nói, văn bản, email, tin nhắn…
Kết quả của quá trình thử việc sẽ được đánh giá, xếp loại dựa trên các tiêu chí do người sử dụng lao động đưa ra và đã thỏa thuận với người lao động từ ban đầu. Theo đó:
– Trường hợp người lao động kết thúc thời gian thử việc mà có kết quả là đạt yêu cầu thì giải quyết như sau:
+ Nếu trước đây hai bên ký kết hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đó.
+ Nếu trước đây hai bên ký kết hợp đồng thử việc thì bây giờ người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải tiến hành việc giao kết
– Trường hợp người lao động kết thúc thời gian thử việc có kết quả không đạt yêu cầu thì giải quyết như sau: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc trước đây đã được giao kết giữa các bên sẽ mặc nhiên chấm dứt hiệu lực. Các bên không thể tiếp tục thử việc cho chính công việc đó nếu đã vượt quá số ngày tối đa theo quy định.
2. Thời gian nghỉ lễ có được tính vào thời gian thử việc
Theo quy định nêu trên về thời gian thử việc thì Bộ luật lao động năm 2019 không nêu rõ thời gian 06 ngày, 30 ngày, 60 ngày hay 180 ngày có bao gồm thời gian nghỉ lễ hay không. Tuy nhiên ta hiểu về mặt ngôn từ và nguyên tắc, luật không ghi rõ là ngày làm việc cho nên những ngày thử việc này được hiểu là tính cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết trong thời gian thử việc
3.1. Những ngày nghỉ lễ, Tết
– Ngày 01/01 dương lịch hay còn gọi là Tết Dương lịch được nghỉ 01 ngày;
– Tết Âm lịch được nghỉ 05 ngày. Những ngày này sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Ngày 30/4 dương lịch hay còn gọi là Ngày Chiến thắng được nghỉ 01 ngày;
– Ngày 01/5 dương lịch hay còn gọi là Ngày Quốc tế lao động được nghỉ 01 ngày;
– Ngày 02/9 dương lịch hay còn gọi là Quốc khánh được nghỉ 02 ngày bao gồm ngày đó và 01 ngày liền kề trước hoặc liền kề sau. Đối với ngày nghỉ liền trước hoặc liền sau sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định dựa vào điều kiện thực tế hàng năm.
– Ngày 10/3 âm lịch hay còn gọi là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 01 ngày.
Riêng đối với những người lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì ngoài các ngày nghỉ theo quy định nêu trên họ còn được nghỉ thêm 02 ngày bao gồm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước đó.
3.2. Tiền lương trong ngày lễ, Tết
– Trong những ngày lễ, tết nêu trên người lao động sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương vào những ngày này.
Theo giải thích về khái niệm người lao động thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019, đây là những người đang làm việc cho người sử dụng lao động dựa trên thỏa thuận, họ được trả lương và phải chịu sự điều hành, quản lý, giám sát của người sử dụng lao động đó. Mà người trong quá trình thử việc cũng làm việc dựa trên sự thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động, cũng được trả lương và cũng phải chịu sự điều hành, quản lý, giám sát của người sử dụng lao động cho nên cũng được xác định là người lao động.
Đồng thời theo quy định nêu trên thì người lao động sẽ được hưởng nguyên lương cho nên người trong quá trình thử việc cũng được hưởng nguyên lương thử việc của mình trong những ngày nghỉ lễ, tết.
– Tiền lương khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, tết:
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019, những người lao động làm thêm giờ sẽ được trả lương dựa trên đơn giá của tiền lương hoặc tiền lương thực trả cho công việc đang làm, cụ thể như sau:
+ Làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, thì lương của người lao động được trả theo mức thấp nhất bằng 300% mức lương của ngày làm việc bình thường cộng với tiền lương của ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với những người lao động hưởng lương ngày.
+ Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài khoản trả lương được chi trả nêu trên, người lao động còn được trả thêm ít nhất là 20% tiền lương được tính dựa trên đơn giá tiền lương hoặc dựa trên tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết.
3.3. Biện pháp khi doanh nghiệp không trả lương thử việc vào ngày lễ, tết
Trường hợp người lao động thử việc trùng với ngày nghỉ lễ, tết nhưng không được doanh nghiệp chi trả tiền lương thì người lao động cần thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ quyền lợi cho mình.
– Thứ nhất, làm đơn khiếu nại, kiến nghị tới Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nơi người lao động làm việc.
– Thứ hai, nếu vẫn không được giải quyết thì có thể nhờ tới sự can thiệp của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nếu doanh nghiệp đó đã thành lập công đoàn cơ sở hoặc làm đơn yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết cho mình.
– Thứ ba, người lao động có thể làm đơn khiếu nại khiếu nại lần hai gửi đến Phòng Thanh tra trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Thứ tư, thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để yêu cầu doanh nghiệp phải trả đủ lương ngày lễ.
Có thể thấy, hiên nay pháp luật lao động không có bất cứ sự phân biệt nào về chế độ trong những ngày nghỉ lễ giữa lao động thử việc và lao động chính thức.