Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là hoạt động khám sàng lọc, đưa ra kết luận về sức khỏe của công dân trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và đến tuổi nhập ngũ. Vậy nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương hay không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
– Nghỉ giữa giờ quy định cụ thể tại Điều 64 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
– Thời gian nghỉ giải lao tính theo tính chất công việc của người lao động;
– Thời gian nghỉ cần thiết trong quá trình lao động của người lao động được tính trong định mức lao động phù hợp với nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;
– Thời gian nghỉ đối với những người lao động nữ khi mang thai hoặc lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong khoảng thời gian người lao động nữ hành kinh căn cứ theo quy định tại Điều 137 của
– Thời giờ phải ngừng việc không xuất phát từ lỗi của người lao động;
– Các thời gian hội họp, thời gian tập huấn, thời gian học tập, rèn luyện kinh nghiệm và nâng cao tay nghề do yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, hoặc các khoảng thời gian được người sử dụng lao động đồng ý;
– Thời gian học nghề, thời gian tập nghề của người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 61 của
– Thời gian mà người lao động là thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ căn cứ theo quy định tại Điều 176 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Thời gian khám sức khỏe, thời gian khám bệnh nghề nghiệp, tiến hành hoạt động giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, do bệnh nghề nghiệp xảy ra tại nơi làm việc, nếu khoảng thời gian đó được thực hiện theo sự bố trí và xuất phát từ yêu cầu của người sử dụng lao động;
– Thời gian đăng ký, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời gian đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, thời gian nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cũng sẽ được tính vào thời gian làm việc được hưởng nguyên lương, nếu như thời gian đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Các chế độ được hưởng khi nghỉ làm để đi khám nghĩa vụ quân sự, đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị có hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
Với quy định tại Điều 12 của
– Công dân đang làm việc và công tác tại các cơ quan hoặc tổ chức được hưởng nguyên lương từ nguồn ngân sách nhà nước, làm việc và công tác tại các doanh nghiệp nhà nước, trong thời gian thực hiện nghĩa vụ khám và kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi nhập ngũ của Ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện thì sẽ được hưởng nguyên lương, thưởng phụ cấp và tiền tàu xe đi lại, theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự;
– Công dân không thuộc các cơ quan và tổ chức hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước, công dân đang làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện hoạt động khám và kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện thì sẽ được đảm bảo các chế độ như sau:
+ Tiền ăn được xác định bằng mức tiền 01 ngày ăn cơ bản của các binh sĩ bộ binh, hạ sĩ quan;
+ Thanh toán tiền tàu xe đi lại theo quy định hiện hành của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, đối với những người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:
– Nhận nguyên lương đối với thời gian nghỉ làm đi khám sức khỏe quân sự, được phụ cấp đang được hưởng.
– Nhận được tiền tàu xe trong quá trình đi và về.
Các quyền lợi này được chi trả bởi cơ quan và doanh nghiệp nơi người lao động đó đang làm việc, công tác.
3. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được diễn ra vào thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Văn bản hợp nhất luật nghĩa vụ quân sự năm 2019 có quy định về việc khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của các phòng y tế cung cấp;
– Ban chỉ huy trưởng của quân sự cấp huyện có thẩm quyền ra lệnh gọi khám sức khỏe đối với công dân thuộc diện nhập ngũ, trưởng công an cấp huyện là chủ thể có thẩm quyền ra lệnh gọi khám sức khỏe đối với các công dân thuộc diện thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Văn bản gọi khám sức khỏe sẽ cần phải được đưa cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày;
– Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện sẽ có thẩm quyền tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho các công dân thuộc diện tham gia nghĩa vụ quân sự và thuộc diện tham gia công an nhân dân. Trong trường hợp cần thiết, văn bản xét nghiệm cận lâm sàng có thể được ban hành, trong đó bao gồm hoạt động xét nghiệm ma túy, HIV … và đảm bảo chính xác kết quả đó, cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
– Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được bắt đầu kể từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ lần thứ hai căn cứ theo quy định tại Điều 33 của luật nghĩa vụ quân sự sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể;
– Kết quả khám sức khỏe sẽ cần phải niêm yết tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã trong khoảng thời gian 20 ngày.
Theo đó, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hiện nay sẽ được thực hiện từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương bố trí và sẽ sắp xếp lịch cụ thể để khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sao cho phù hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2019 Luật Nghĩa vụ quân sự;
– Thông tư 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ;
– Thông tư 105/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.