Chế độ ốm đau là một trong những quyền lợi của người lao động được hưởng trong quá trình làm việc. Nếu như người lao động nghỉ việc không lương có được hưởng chế độ ốm đau không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau không?
Nghỉ không lương được hiểu là người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chế độ nghỉ và trong thời gian đó người lao động sẽ không được hưởng lương.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25
– Ốm đau mà không phải là tai nạn lao động hoặc đang điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc. Đồng thời, phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
– Nghỉ việc chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Trường hợp là lao động nữ chưa hết thời hạn nghỉ thai sản mà đi làm trước thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Lưu ý: Những trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau, bao gồm:
– Người lao động ốm đau, tai nạn nghỉ việc mà nguyên nhân xuất phát từ việc tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nghỉ việc lần đầu để điều trị;
– Nghỉ việc hưởng
– Đang trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động.
Như vậy, theo quy định trên, thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp nghỉ không lương. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Nếu như người lao động nghỉ việc không hưởng lương thì doanh nghiệp sẽ báo giảm người lao động đó nghỉ không hưởng lương và sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau.
2. Thời gian nghỉ hưởng ốm đau là bao lâu?
2.1. Trường hợp không thuộc diện nằm trong danh sách bệnh chữa trị dài ngày:
Theo quy định tại Điều 26 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian nghỉ ốm cụ thể là:
* Làm việc trong điều kiện bình thường:
– Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: thời gian nghỉ tối đa 30 ngày;
– Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: thời gian nghỉ tối đa 40 ngày;
– Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: thời gian nghỉ tối đa 60 ngày.
* Làm trong môi trường nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0.7 trở lên:
– Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: thời gian nghỉ tối đa 40 ngày;
– Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: thời gian nghỉ tối đa 50 ngày;
– Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: thời gian nghỉ tối đa 70 ngày.
Lưu ý: .
Thời gian hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
2.2. Trường hợp thuộc diện nằm trong danh sách bệnh chữa trị dài ngày.
Theo căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 26 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm xã hội, với trường hợp người lao động nghỉ ốm do mắc các bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, thời gian nghỉ ốm đau được xác định như sau:
– Thời gian nghỉ là tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Trường hợp nghỉ hết 180 ngày, giáo viên vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng chế độ ốm đau:
3.1. Mức hưởng chế độ ốm đau không thuộc diện nằm trong danh sách bệnh chữa trị dài ngày:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = 75% x (tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc /24) x số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
3.2. Mức hưởng chế độ ốm đau khi thuộc diện nằm trong danh sách bệnh chữa trị dài ngày:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp này được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Trong đó:
– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) được quy định như sau:
+ Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong 180 ngày đầu: 75%.
+ Trường hợp sau khi điều trị hết 180 ngày đầu mà còn điều trị tiếp thì được tính như sau:
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: hưởng 65%.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: hưởng 55%.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: hưởng 50%.
4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau theo quy định:
4.1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
– Khi người lao động điều trị nội trú, hồ sơ hưởng ốm đau bao gồm:
+ Giấy ra viện (bản sao).
+ Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện nếu có chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.
– Khi người lao động điều trị ngoại trú, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (theo mẫu).
4.2. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động trong thời hạn là 45 ngày kể từ khi trở lại làm việc.
Khi nhận được giấy tờ của người lao động đầy đủ, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để gửi lên cơ quan bảo hiểm cho người lao động trong thời hạn 10 ngày.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi nhận đủ giấy tờ từ phía bên người sử dụng lao động thì giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Thời gian giải quyết là trong vòng 10 ngày làm việc.
Nếu như cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì sẽ phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người lao động.
5. Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội:
PHỤ LỤC 7
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Liên số 1
GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ……….ngày sinh ……/…./…. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT: ……….; Giới tính: ……… Đơn vị làm việc: ……… II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị……… Số ngày nghỉ: ……… (Từ ngày ……đến hết ngày ………) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 07 tuổi) – Họ và tên cha: ……… – Họ và tên mẹ: ……… Ngày …. tháng …. năm …… | Liên số 2
GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ……….ngày sinh …./…../….. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT: …….; Giới tính:……… Đơn vị làm việc: ………… II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị………… Số ngày nghỉ: …… (Từ ngày ………đến hết ngày ……….) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 07 tuổi) – Họ và tên cha: ……… – Họ và tên mẹ: ……… Ngày …. tháng …. năm…… | ||||||
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ | Người hành nghề KB, CB
| XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ | Người hành nghề KB, CB |
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm xã hội.
– Luật việc làm 2013.
– Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.