Nghỉ giải lao là gì? Quy định giờ nghỉ giải lao giữa giờ tối thiểu? Thời gian nghỉ giải lao có được tính lương? Công ty không đảm bảo thời gian nghỉ giải lao cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ giải lao là gì?
Khoảng thời gian giải lao là khoảng thời gian mà người lao động được nghỉ ngơi sau ca làm việc mệt mỏi. Giải lao giúp người lao động thư giãn, giảm đi căng thẳng và nạp năng lượng để công việc thêm hiệu quả hơn. Bởi khi làm việc kéo dài không nghỉ ngơi thì sẽ tạo một áp lực rất lớn lên cơ thể dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Thời gian nghỉ giải lao của người lao động được hiểu là khoảng thời gian người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, không phải làm việc và người lao động có toàn quyền sử dụng thời gian này theo mục đích riêng của mình. Khoảng thời gian giải lao nhằm bảo đảm quá trình lao động được diễn ra xuyên suốt, liên tục, đồng thời để người lao động nghỉ ngơi, tái tạo, sản xuất lại sức lao động của mình đã bị tổn hao trong quá trình làm việc trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo.
Trong thời gian giải lao thì người lao động có thể đứng dậy, đi lại thực hiện một vài động tác thể dục đơn giản, thả lỏng cơ thể trong vài phút, có thể nghe nhạc thư giãn cũng có thể nhắm mắt lại hoặc nhìn ngắm xung quanh thư giãn, …
2. Quy định giờ nghỉ giải lao giữa giờ tối thiểu:
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định theo Điều 105
– Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
+ Nhà nước khuyến khích đơn vị sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Việc thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần do người sử dụng lao động quy định nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc trong điều kiện bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian mà người lao động làm việc khi tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan
– Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự năm 2019 thì thời gian giải lao được quy định:
+ Trường hợp người lao động làm việc theo thời giờ làm việc trong điều kiện bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất là 30 phút liên tục, nếu người lao động làm việc ban đêm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau thì được nghỉ giữa giờ ít nhất là 45 phút liên tục.
+ Thời gian nghỉ ngơi giữa giờ đối với người lao động làm việc liên tục từ 06 giờ trở lên thì được tính vào giờ làm việc.
+ Ngoài ra, thời gian nghỉ giải lao của người lao động còn được quy định thành các đợt nghỉ giải lao được quy định trong
Theo quy định trên, thời gian giải lao tối thiểu đối với những người lao động làm việc theo thời giờ làm việc liên tục 08 giờ trong 01 ngày thì sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, đối với người lao động làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
3. Thời gian nghỉ giải lao có được tính lương không:
3.1. Giới hạn thời giờ làm thêm:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 107
Số giờ làm thêm được giới hạn theo Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
+ Khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường thì tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
+ Khi áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
+ Đối với các trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
+ Khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần thì tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày.
+ Khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động thì thời giờ giải lao được giảm trừ.
3.2. Các trường hợp thời giờ giải lao được tính vào thời giờ làm việc:
Căn cứ Điều 58 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp nghỉ giải lao được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương cụ thể như sau:
– Nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, ít nhất 45 phút liên tục làm việc ban đêm.
– Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc theo
– Thời gian được nghỉ cần thiết đã được tính trong định mức lao động trong quá trình lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
– Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phú, khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.
– Thời giờ phải ngừng việc mà không phải do lỗi của người lao động.
– Thời giờ người sử dụng lao động yêu cầu hội họp, học tập, tập huấn hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
– Thời giờ người lao động học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động.
– Thời giờ được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở .
– Thời giờ được bố trí hoặc do người sử dụng lao động yêu cầu khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Thời giờ người lao động đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự thời giờ đó được hưởng nguyên lương.
4. Công ty không đảm bảo thời gian nghỉ giải lao cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Trong khoảng thời gian mà người lao động làm việc thì thời giờ nghỉ ngơi là thời giờ có ý nghĩa với sức khỏe của người lao động cũng như chất lượng của công việc. Thời gian giải lao còn góp phần giải tỏa áp lực cho người lao động.
Đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi được quy định theo quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Khi người sử dụng lao động có một trong các hành vi không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt với các mức tùy thuộc vào trường hợp vi phạm với số lượng người lao động.
– Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
– Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
– Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
– Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
– Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động