Cung cấp hệ thống văn bản pháp luật lao động miễn phí. Cập nhật các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư hướng dẫn lĩnh vực lao động mới nhất.
NGHỊ ĐỊNH
VỀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ BỊ PHÁ SẢN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phá sản ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này áp dụng đối với người lao động ở doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp, hợp tác xã) đã có quyết định tuyên bố phá sản của
Điều 2. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định tuyên bố phá sản thì các khoản nợ sau đây có liên quan đến quyền lợi của người lao động phải được thanh toán:
1. Tiền doanh nghiệp, hợp tác xã nợ người lao động:
a) Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) là khoản tiền sau khi đã trừ các khoản tạm ứng lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã còn nợ người lao động tính đến thời điểm người lao động nghỉ việc;
b) Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người lao động được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động;
c) Tiền chi phí y tế là khoản tiền mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải chi phí đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động;
d) Tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là khoản tiền mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao độngvà Điều 11 Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 110/2002/NĐ-CPngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ;
đ) Các quyền lợi khác theo thỏa ước tập thể và
Tiền nợ cơ quan bảo hiểm xã hội là khoản tiền mà doanh nghiệp, hợp tác xã chưa đóng hoặc chưa đóng đủ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội.
Điều 3. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định tuyên bố phá sản, người lao động được trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc người lao động được trợ cấp nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Thời gian làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc được tính đến thời điểm người lao động nghỉ việc áp dụng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 14
Mức lương cộng phụ cấp lương (nếu có) để tính trợ cấp thôi việc được áp dụng theo quy định tạiĐiều 15
Đối với các công ty nhà nước bị phá sản trong giai đoạn Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì người lao động được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định đó.
Điều 4. Người lao động và các chủ nợ có liên quan đến quyền lợi của người lao động có nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Phá sản, cụ thể như sau:
Người lao động, kể cả người lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động kê khai đầy đủ các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã, còn nợ mình.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kê khai đầy đủ các khoản người lao động còn nợ doanh nghiệp, hợp tác xã.
Cơ quan bảo hiểm xã hội lập chứng từ về khoản doanh nghiệp, hợp tác xã còn nợ về bảo hiểm xã hội có xác nhận của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Các tài liệu gửi kèm theo giấy đòi nợ để chứng minh các khoản nợ là: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, sổ lương của doanh nghiệp, hợp tác xã, bảng chấm công, bản nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ, bản thanh toán tiền lương, các chứng từ thu chi bảo hiểm xã hội và các chứng từ khác có liên quan.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 5. Phương án thanh toán các khoản nợ:
Trường hợp giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã trừ phí phá sản đủ thanh toán các khoản nợ quy định tại Điều 2 Nghị định này thì mỗi người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội được thanh toán đủ số nợ.
Trường hợp giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã trừ phí phá sản không đủ thanh toán các khoản nợ thì người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội được thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã nợ theo tỷ lệ tương ứng.
Điều 6. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định tuyên bố phá sản, quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giải quyết như sau:
Trường hợp đến thời hạn thanh toán mà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết hoặc đã điều trị ổn định thương tật và có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động thì tổ quản lý, thanh lý tài sản thanh toán cho người lao động hoặc thân nhân của họ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Trường hợp hết thời hạn thanh toán mà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn đang điều trị thì tổ quản lý, thanh lý tài sản làm việc với cơ sở y tế nơi người lao động đang điều trị để tạm xác định chi phí điều trị, mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động. Sau khi tính toán số tiền theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này tổ quản lý, thanh lý tài sản chuyển số tiền đó vào tài khoản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính (sau đây gọi chung là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) và ủy quyền để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động khi điều trị xong và có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Nếu người lao động bị chết hoặc Hội đồng giám định y khoa kết luận người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động hoặc thân nhân của họ.
Nếu số tiền thanh toán cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này còn thừa thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển trả chủ sở hữu doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Điều 7. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định tuyên bố phá sản, người lao động đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công dân khác và những người lao động khác thuộc diện tạm hoãn hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Khi đến thời hạn thanh toán mà người lao động đến nhận, thì tổ quản lý, thanh lý tài sản trực tiếp thanh toán cho người lao động. Khi hết thời hạn thanh toán mà người lao động chưa có điều kiện đến nhận, thì tổ quản lý, thanh lý tài sản chuyển tiền vào tài khoản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và ủy quyền để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động.
Điều 8. Thanh toán các khoản nợ đối với người lao động bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện như sau:
Khi doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định tuyên bố phá sản, người lao động bị tạm giữ, tạm giam được hưởng các quyền lợi sau:
a) Tạm ứng tiền lương đối với thời gian tạm giữ, tạm giam trước ngày doanh nghiệp, hợp tác xã có quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 114/2002/NĐ-CPngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
b) Tiền trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này, trừ những người bị tạm giữ, tạm giam do có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.
Khi đến thời hạn thanh toán mà người lao động đã hết thời gian tạm giữ, tạm giam thì tổ quản lý, thanh toán tài sản trực tiếp thanh toán cho người lao động. Khi hết thời hạn thanh toán mà người lao động vẫn đang bị tạm giữ, tạm giam thì tổ quản lý, thanh lý tài sản chuyển số tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này vào tài khoản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính và ủy quyền để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động khi hết thời gian tạm giữ, tạm giam.
Điều 9. Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm thanh toán một lần cho từng người lao động hoặc thân nhân của họ các khoản nợ theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp ủy quyền cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thanh toán thì phải gửi danh sách ghi số tiền của từng người lao động và chuyển tiền vào tài khoản theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Nghị định này. Đối với tiền nợ về bảo hiểm xã hội tổ quản lý, thanh lý tài sản chuyển vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 10. Cơ quan bảo hiểm xã hội, nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đóng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội.
Điều 11. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động cùng cấp chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc giải quyết quyền lợi đối với người lao động ở các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên địa bàn bị phá sản và thực hiện những nhiệm vụ được tổ quản lý, thanh lý tài sản ủy quyền theo quy định tại Nghị định này.
Điều 12. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 92/CP ngày 19 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về giải quyết quyền lợi cho người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Điều 13. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.