Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 quy định về kinh doanh xăng dầu.
NGHỊ ĐỊNH
Về kinh doanh xăng dầu
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam theo quy định của
2. Nghị định này không áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu, sản xuất và pha chế các loại xăng dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không lưu thông trên thị trường theo quy định của Bộ Công Thương.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút, nhiên liệu bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hoá lỏng.
2. Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
3. Sản xuất xăng dầu là quá trình lọc, chuyển hoá dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác thành các sản phẩm xăng dầu.
4. Pha chế xăng dầu là quá trình trộn sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác để chuyển hoá thành sản phẩm xăng dầu.
5. Cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm: cảng chuyên dụng, nhà máy sản xuất, xưởng pha chế, kho, phương tiện vận chuyển và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
6. Nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu bao gồm: dầu thô, sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác.
7. Giá xăng dầu thế giới là giá được giao dịch trên thị trường quốc tế do Liên Bộ Tài chính – Công Thương xác định và công bố.
8. Giá bán lẻ xăng dầu là giá bán được niêm yết tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
9. Giá cơ sở là giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức trước thuế cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Phí xăng dầu cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định pháp luật hiện hành; được tính bình quân của số ngày dự trữ lưu thông quy định tại Điều 22 Nghị định này; trong đó:
Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cước vận tải về đến cảng Việt Nam;
Tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá bán bình quân của các ngân hàng thương mại mà thương nhân đầu mối giao dịch;
Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Phí xăng dầu; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật;
Chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ Bình ổn giá theo quy định của Bộ Tài chính.
10. Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
11. Thương nhân đầu mối bao gồm: thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu.
Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan
1. Thương nhân nước ngoài kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trường hợp điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tuân thủ các quy định Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và công bố công khai quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu trên cơ sở phù hợp với định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020; quy hoạch phát triển hệ thống kho cảng xăng dầu đầu mối, kho xăng dầu dự trữ chiến lược và dự trữ lưu thông, hệ thống tuyến ống xăng dầu trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Giao thông vận tải khi lập dự án xây dựng mới hoặc dự án cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác định các điểm đấu nối phù hợp với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu đã được quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập và công bố công khai quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng dầu phục vụ nhu cầu xăng dầu lưu thông trên địa bàn. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố; riêng tại khu vực địa bàn biên giới, phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn cho công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.
4. Khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản