Nghị định 74/2017/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc do Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2017
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Khu Công nghệ cao). Các cơ chế, chính sách khác không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, làm việc tại Khu Công nghệ cao.
2. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Ban Quản lý).
3. Các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn có liên quan.
Chương II
ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO
Điều 3. Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Khu Công nghệ cao
1. Hạ tầng kỹ thuật (trừ hạ tầng kỹ thuật do doanh nghiệp đầu tư) và khu cây xanh sử dụng công cộng theo quy hoạch chung xây dựng của Khu Công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật nội bộ của Khu nghiên cứu và triển khai và Khu giáo dục và đào tạo được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách trung ương do Ban Quản lý làm chủ đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Hạ tầng cấp điện, cấp nước, viễn thông của Khu Công nghệ cao do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khó có khả năng thu hồi vốn, Thủ tướng Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trên cơ sở đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Đối với hạ tầng kỹ thuật nội bộ các khu chức năng ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định phương án đầu tư và huy động vốn để đầu tư xây dựng theo đề nghị của Ban Quản lý. Trường hợp có vướng mắc trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở và các công trình văn hóa công cộng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Các công trình văn hóa công cộng, khu cây xanh sử dụng công cộng được khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các hình thức xã hội hóa khác.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định chủ trương đầu tư, ủy quyền cho Ban Quản lý quyết định đầu tư và thực hiện các thẩm quyền của người quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghệ cao sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc nhóm B, C.
6. Các đơn vị đầu tư hạ tầng quy định tại Điều này và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp để đầu tư xây dựng và hoàn thành đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghệ cao chậm nhất vào năm 2020.
Điều 4. Giải phóng mặt bằng và tái định cư
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định các chính sách, biện pháp hỗ trợ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao phù hợp với thực tế tình hình quản lý đất đai của địa phương, bảo đảm ổn định chính sách chung của dự án và tiến độ giải phóng mặt bằng của Khu Công nghệ cao.
2. Việc đầu tư các dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao được thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nguồn vốn đầu tư dự án được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
b) Đối với các dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đầu tư trước ngày
c) Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là chủ đầu tư các dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Bắc Phú Cát (đã được sáp nhập vào Khu Công nghệ cao theo Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ) bằng nguồn vốn ngân sách của thành phố.
4. Tiền sử dụng đất thu được khi giao đất cho các hộ dân tại các khu tái định cư và khu đất dịch vụ đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương được nộp vào ngân sách thành phố Hà Nội. Hằng năm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí kinh phí tương ứng với số tiền sử dụng đất thu được để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho Khu Công nghệ cao.
5. Việc quyết toán các dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao được thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 5. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
1. Dự án đầu tư mới hoặc mở rộng cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm quy mô lớn tại khu vực phía Bắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới thực hiện bằng nguồn vốn khoa học và công nghệ thuộc ngân sách trung ương được khuyến khích đầu tư tại Khu Công nghệ cao.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên bố trí nguồn lực từ các chương trình Quốc gia về khoa học và công nghệ để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, ươm tạo, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thu hút nhân lực khoa học và công nghệ, hỗ trợ phát triển công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao cho Khu Công nghệ cao.
Điều 6. Quản lý quy hoạch và xây dựng
1. Ban Quản lý tổ chức thực hiện quy hoạch chung xây dựng và lập quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng thuộc Khu Công nghệ cao. Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Công nghệ cao được lập theo từng dự án đầu tư cụ thể.
2. Bộ Xây dựng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp quy hoạch điều chỉnh không làm thay đổi ranh giới, tính chất và chức năng sử dụng đất của Khu Công nghệ cao.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện chức năng quản lý quy hoạch và xây dựng đối với Khu Công nghệ cao.
Điều 7. Quản lý và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Ban Quản lý tổ chức thực hiện công tác quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và vận hành toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu Công nghệ cao, trừ các công trình quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Ban Quản lý thực hiện công tác quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và vận hành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị của Khu Công nghệ cao.
3. Tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải
a) Tiền sử dụng hạ tầng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật do nhà nước đầu tư là khoản thu nhằm bù đắp chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng.
b) Tiền sử dụng hạ tầng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật do chủ đầu tư hạ tầng đầu tư là khoản thu nhằm bù đắp chi phí xây dựng và chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng.
c) Tiền xử lý nước thải đối với hệ thống xử lý nước thải do nhà nước đầu tư là khoản thu nhằm bù đắp chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng.
d) Ban Quản lý quyết định mức thu tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải quy định tại điểm a và c khoản này. Đối với tiền xử lý nước thải quy định tại điểm c khoản này, Ban Quản lý lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước và cơ quan quản lý giá tại địa phương trước khi quyết định. Chủ đầu tư hạ tầng quyết định mức thu tiền sử dụng hạ tầng quy định tại điểm b khoản này trên cơ sở chấp thuận của Ban Quản lý.
đ) Nhà đầu tư nộp tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải quy định tại điểm a, b và c khoản này.
4. Nguồn kinh phí thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật và hệ thống xử lý nước thải do nhà nước đầu tư được lấy từ nguồn thu tiền sử dụng hạ tầng, tiền xử lý nước thải của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Khu Công nghệ cao và nguồn bù đắp từ ngân sách nhà nước cho đến khi thu đủ để bù đắp chi. Căn cứ số tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải thực tế thu được hằng năm, Bộ Tài chính xác định kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù.