Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan), đơn vị sự nghiệp của nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị).
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh tại Nghị định này gồm:
1. Những người được quy định tại các điểm b, c, đ, e và h (sau đây gọi chung là công chức) và những người được quy định tại điểm d (sau đây gọi chung là viên chức) khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này biệt phái sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo
Cơ quan, đơn vị khi thực hiện chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với công chức, viên chức phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Giải quyết nguyện vọng thôi việc của công chức, viên chức đúng quy định của pháp luật và sử dụng có hiệu quả chi phí hoạt động thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật;
2. Công chức, viên chức được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo (ở trong nước và nước ngoài) mà trong thời gian đang học tập hoặc khi trở về cơ quan, đơn vị tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo;
3. Cơ quan, đơn vị phải thành lập Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo; Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo căn cứ vào thâm niên công tác, cống hiến của công chức, viên chức để quyết định mức bồi thường một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 của Nghị định này;
4. Công chức, viên chức được giải quyết chế độ thôi việc hoặc phải bồi thường chi phí đào tạo có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hoặc đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật;
Cơ quan, đơn vị khi nhận được khiếu nại của công chức, viên chức phải có trách nhiệm trả lời đương sự theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
5. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ của công chức, viên chức thôi việc, người phải bồi thường chi phí đào tạo;
Cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quản lý hồ sơ của công chức, viên chức phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi làm mất, làm hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ của công chức, viên chức thôi việc, người phải bồi thường chi phí đào tạo.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568