Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 127/2013/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 20 tháng 11 năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức.
a) Mức phạt tiền quy định tại Mục 2 Chương I Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức; mức phạt đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân;
c) Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 8 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân và tổ chức theo quy định tại Khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vận tải;
b) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định;
c) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ hàng hóa xuất khẩu;
e) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo với cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
Nhầm lẫn trong quá trình nhập khẩu, gửi hàng hóa vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa khi chưa đăng ký tờ khai hải quan; trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc Bảng I trong Công ước cấm vũ khí hóa học.
Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 8, Điều 13 Nghị định này nhưng số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại Điều 7 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng.
Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất, mức thuế lần đầu.
Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 5.000.000 đồng”.
Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại Khoản 3, các Điểm a và b Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Không khai bổ sung đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu;
c) Khai giá chính thức quá thời hạn quy định đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
d) Không tái xuất đúng thời hạn quy định phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định của một trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính; thông báo về quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên;
b) Báo cáo về lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ xây dựng nhà xưởng, hàng hóa gửi kho bên ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
c) Báo cáo về lượng hàng hóa đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại cảng trung chuyển;
d) Báo cáo tình hình hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan;
đ) Báo cáo thống kê thông quan hàng bưu chính đưa vào Việt Nam để chuyển tiếp đi quốc tế.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan;
b) Khai báo và làm thủ tục không đúng thời hạn quy định khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế;
c) Không nộp hồ sơ không thu thuế, báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định;
d) Vi phạm các quy định về thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực;
đ) Không thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu đúng thời hạn quy định;
e) Không thông báo đúng thời hạn quy định khi thuê tổ chức, cá nhân khác gia công lại;
g) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
h) Vi phạm quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất đúng thời hạn quy định;
b) Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định, trừ phương tiện vận tải là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi quy định tại Khoản 5 Điều này và trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa;
c) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định.
Không tái xuất phương tiện vận tải nhập cảnh là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo Điểm d Khoản 1 và Điểm b Khoản 4 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hàng hóa tạm nhập, phương tiện vận tải tạm nhập đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm g Khoản 3; Điểm a, Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều này; trừ trường hợp được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định.
b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này”.
Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về khai hải quan
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài;
b) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển hoặc từ cảng trung chuyển ra nước ngoài;
c) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu; trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất.
Vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu hoặc gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định này.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về khai thuế
Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định còn bị xử phạt như sau:
Phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày thông quan hàng hóa nhưng trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan và trước thời điểm thông quan hàng hóa.
Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, không thu thuế, được hoàn cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
b) Khai sai về đối tượng không chịu thuế; đối tượng miễn thuế;
c) Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định;
d) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;
đ) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm d, đ, e và Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
e) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán mà không thuộc trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
g) Các hành vi không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
Vi phạm quy định tại Điều này mà có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì xử phạt theo Điều 13 Nghị định này.
Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý
Người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.0000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.0000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.0000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc mang ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng của người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng;
b) Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách;
c) Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm;
b) Sử dụng bất hợp pháp tài Khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan mà không phải là tội phạm.
Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép;
b) Tịch thu niêm phong, chứng từ, tài liệu giả mạo; chứng từ không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép.
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này để trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định này”.
Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Điều 11. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng;
b) Tự ý phá niêm phong hải quan;
c) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan;
d) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan;
đ) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan;
e) Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại mà không thông báo cho cơ quan hải quan.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
Trường hợp vi phạm quy định tại Điểm này mà tang vật vi phạm thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và không vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 8 hoặc Điểm g Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này mà hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép khi xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập – tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập – tái xuất.
Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm a Khoản 5 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 5 Điều này;
d) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định;
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng:
a) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 7, 8, 9, 13 và Điều 14 Nghị định này;
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện vận tải nước ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng mà không phải là tội phạm.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng;
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4; Điểm a, Điểm d Khoản 5 Điều này; trừ trường hợp tang vật vi phạm thuộc diện bị buộc tiêu hủy theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong lĩnh vực hải quan gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn;
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế;
c) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
đ) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;
e) Xuất khẩu sản phẩm theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất mà sản phẩm xuất khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm theo loại hình gia công từ nước ngoài mà sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã xuất khẩu;
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan theo quy định;
h) Không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các Khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định;
l) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế.
Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:
Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh, cư dân biên giới vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu mà người nhập cảnh mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này.
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung giấy phép;
c) Tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Khoản 10 Điều này.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc danh mục phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
Vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại Khoản 7 Điều này.
Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập – tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép;
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập – tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập – tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập – tái xuất.
Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 10 Điều này; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép; trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 7, 8 và Khoản 9 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.
Trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.
c) Vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 10 Điều này mà tang vật không còn thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng mà không thông báo với cơ quan hải quan;
b) Thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan theo dõi, giám sát;
c) Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan quản lý, theo dõi.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của Cục trưởng Cục Hải quan nơi quản lý kho ngoại quan;
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ không được phép của cơ quan hải quan;
c) Lưu giữ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan, không phù hợp với điều kiện bảo quản, lưu giữ của kho;
d) Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ;
đ) Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định của pháp luật;
b) Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan;
c) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 trong trường hợp tang vật vi phạm là hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này, trừ trường hợp tịch thu tang vật theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
c) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam.”
Bổ sung Điều 16a vào sau Điều 16 như sau:
“Điều 16a. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi (trừ vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định này)
Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan;
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa có chứng từ của cơ quan hải quan”.
Sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 19 như sau:
“8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này”.
Bổ sung Điều 19a như sau:
“Điều 19a. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, e Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”
Bổ sung Điều 19b như sau:
“Điều 19b. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 000.000 đồng đối với tổ chức.
Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 4 Điều 4 Nghị định này”.
Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Giao quyền xử phạt
Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều 19; các Khoản 2, 3, 4 Điều 19a và Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 19b Nghị định này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Việc giao quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 21 như sau:
“4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan chuyển vụ vi phạm để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm ra quyết định xử phạt.
Trường hợp vượt thẩm quyền của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thì những người này chuyển vụ vi phạm để Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định xử phạt.
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt
Thủ tục xử phạt, thi hành
Quá thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của người có thẩm quyền mà biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất hoặc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc quá cảnh ra khỏi Việt Nam ghi trong quyết định xử phạt chưa được thực hiện thì người có thẩm quyền quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 và Khoản 8 Điều 19; các Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 19b Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
Sửa đổi Khoản 3 Điều 29 như sau:
“3. Phân định thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
Những người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan do mình ban hành hoặc quyết định hành chính do cấp dưới ban hành nhưng cấp dưới đó không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế”.
Sửa đổi Khoản 2 Điều 48 như sau:
“2. Đối tượng bị áp dụng:
Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá khi không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, không thanh toán chi phí cưỡng chế, bao gồm:
a) Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố định;
b) Cá nhân, tổ chức không có tài Khoản hoặc có số tiền gửi từ tài Khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài Khoản.”
Điều 2. Bãi bỏ Điều 23 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 5. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.