Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Nghị định 20/2010/NĐ-CP được ban hành ngày 08/03/2010 có hiệu lực từ ngày 29/04/2010.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt nội dung Nghị định 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ:
- Nội dung chính:
Các trường hợp được sinh con thứ ba: Nghị định liệt kê rõ ràng các trường hợp đặc biệt được phép sinh con thứ ba, bao gồm:
+ Dân tộc thiểu số: Cặp vợ chồng thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số.
+ Sinh ba con trở lên: Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
+ Các trường hợp khác: Một số trường hợp đặc biệt khác được quy định cụ thể trong Nghị định.
Các quy định liên quan: Nghị định cũng quy định các vấn đề liên quan như:
+ Xác định đối tượng: Cách thức xác định các đối tượng được phép sinh con thứ ba.
+ Thủ tục xin phép: Quy trình và hồ sơ cần thiết để xin phép sinh con thứ ba.
+ Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức: Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chính sách dân số.
- Điểm mới:
+ Xác định rõ các trường hợp đặc biệt được sinh con thứ ba.
+ Quy định rõ ràng về thủ tục xin phép.
+ Cơ sở pháp lý rõ ràng.
- Tóm lại:
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 29/04/2010, là một văn bản pháp luật quan trọng, đóng vai trò định hướng trong việc thực hiện chính sách dân số của Việt Nam. Nghị định này đã góp phần tạo ra một khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và công bằng cho việc quản lý dân số.20/2010/NĐ-CP
2. Thuộc tính văn bản Nghị định 20/2010/NĐ-CP:
Số hiệu: | 20/2010/NĐ-CP |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Ngày ban hành: | 08/03/2010 |
Ngày công báo: | 21/03/2010 |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Loại văn bản: | Nghị định |
Ngày hiệu lực: | 29/04/2010 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Nghị định 20/2010/NĐ-CP có còn hiệu lực không?
Nghị định 20/2010/NĐ-CP được ban hành ngày 08/03/2010 có hiệu lực từ ngày 29/04/2010 Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Nghị định 20/2010/NĐ-CP:
Nghị định sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số;18/2011/NĐ-CP - Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2014 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số do Bộ Y tế ban hành.
5. Toàn văn nội dung Nghị định 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ:
CHÍNH PHỦ ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– |
Số: 20/2010/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2010 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI ĐIỀU 10 CỦA PHÁP LỆNH DÂN SỐ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ 5 năm, công bố tên dân tộc có số dân dưới 10.000 người, tên dân tộc có tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết (dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân).
2. Bộ Y tế ban hành danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo để xác định đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2010.
2. Bãi bỏ những quy định trái với quy định của Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cặp vợ chồng, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng