Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong lĩnh vực trả lương. Thời hạn trả lương, cách thức trả lương, mức lương tối thiểu.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong lĩnh vực trả lương. Thời hạn trả lương, cách thức trả lương, mức lương tối thiểu.
– Nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn
Để đảm bảo quyền lợi và tránh gây phiền hà cho người lao động, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp cho người lao động. Trường hợp có sử dụng lao động qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự, người sử dụng lao động vẫn phải chịu trách nhiệm chính về tiền lương và các quyền lợi khác cho người lao động.
Ngoài những khoản người lao động phải đóng góp theo quy định của pháp luật như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập… còn lại người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán đủ cho họ khi họ hoàn thành công việc, nghĩa vụ lao động của mình. Trường hợp được phép khấu trừ theo quy định của pháp luật thì cũng không được phép khấu trừ theo quá 30% tiền lương hàng tháng.
Thời hạn trả lương tùy vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà người sử dụng lao động đã chọn. Đối với hình thức trả lương theo thời gian mà áp dụng lương theo ngày, theo giờ hoặc theo tuần thì việc trả lương phải thực hiện ngay sau giờ, ngày, tuần làm việc đó. Hai bên cũng có thể thỏa thuận trả gộp theo quy định của pháp luật. Nếu áp dụng hình thức lương theo tháng thì việc trả lương được thực hiện một lần hoặc hai lần trong tháng. Ngày trả lương cụ thể sẽ do các bên tự thỏa thuận ghi trong thỏa ước tập thể, hợp đồng lao động. Những người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ lương theo năm thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo mức luật định và thực hiện việc quyết toán vào cuối năm. Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, người sử dụng lao động cũng có thể thực hiện tương tự. Trường hợp áp dụng hình thức khoán gọn mà công việc khoán kéo dài trong nhiều tháng thì hàng tháng người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động tương ứng với khối lượng công việc đã hoàn thành trong tháng theo thời hạn đã thỏa thuận. Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lí do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không được thì được phép chậm trả tiền lương cho người lao động nhưng không được chậm quá một tháng kể từ ngày đến hạn trả lương và phải trả lãi cho người lao động trên số tiền lương chậm trả theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc nâng bậc lương cho người lao động theo đúng sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên.
Nâng bậc lương là việc làm cần thiết bởi qua thời gian làm việc, người lao động đã tích lũy thêm kinh nghiệm, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động nhiều hơn. Nâng bậc lương còn nhằm ổn định và cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình người lao động…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh, thỏa thuận của hai bên, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho người lao động. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động nâng bậc lương cho người lao động sớm hơn thời hạn đã ấn định nhằm phát huy tài năng, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của người lao động với công việc, với sự lớn mạnh chung của đơn vị.
Ngoài ra, người sử dụng lao động phải thực hiện chế độ phụ cấp lương, tiền thưởng, thực hiện việc trả lương cho người lao động trong các trường hợp đặc biệt theo đúng quy định của pháp luật về sự thỏa thuận giữa các bên.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tiền lương chênh lệch do làm thêm giờ nhưng được nghỉ bù
– Không trả lương cho người lao động
– Người sử dụng lao động trả lương không đúng theo thỏa thuận
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: