Trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Vậy bạn đã bao giờ từng thắc mắc rằng nghề trồng trọt và chăn nuôi ra đời như thế nào? Và hai ngành nghề này có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Nghề trồng trọt là gì?
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng trong nghề nông nghiệp nhằm mục đích cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, ngoài ra nghề trồng trọt còn cung cấp một lượng lớn thức ăn cho các hoạt động chăn nuôi và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nông sản để xuất khẩu… Nghề trồng trọt là một ngành nghề muôn đời có sự phát triển và có những giá trị cao bởi sức ép về lương thực, thực phẩm cho con người ngày càng gia tăng.
Trồng trọt là ngành nghề nghiên cứu về các loại cây trồng, làm gia tăng sự phát triển và sử dụng của cây trồng để tìm ra các yếu tố về đất, ánh sáng, nước, nhiệt độ, môi trường và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng khác không có lợi như những cây cỏ dại, bệnh, côn trùng…
2. Chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi luôn là một ngành nghề có vai trò vô cùng quan trọng đối với nghề nông nghiệp hiện đại và đối với đời sống của con người, chăn nuôi được hiểu là ngành nuôi lớn vật nuôi để sản xuất ra những sản phẩm như thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ việc chăn nuôi là nhằm cung cấp những lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Chăn nuôi đã xuất hiện từ lâu đời trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế gới kể từ khi loài người chuyển đổi lối sống từ lối sống săn bắt hái lượm sang lối sống định canh định cư.
Trong nền kinh tế – xã hội ngành chăn nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng như cung cấp sức kéo, cung cấp phân bón, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, y học, cung cấp thực phẩm (như trứng, thịt, sữa), cung cấp nguồn hàng để xuất khẩu, tận dụng phế phẩm cho ngành công nghiệp, nông nghiệp hiện đại… Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi còn gắn với các hoạt động văn hoá như trọi trâu, đua ngựa,….
3. Nông nghiệp là gì?
Nông nghiệp là quá trình sản xuất vật chất cơ bản các loại lương thực, thực phẩm, tơ, sợi,…
Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác các loại cây trồng và vật nuôi làm nguyên liệu và tư liệu lao động chủ yếu để sản xuất ra lượng lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hiện đại.
Theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm nhiều chuyên ngành như trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
4. Sự ra đời của nghề trồng trọt và chăn nuôi:
Từ xưa đến nay trồng trọt vẫn luôn gắn bó mật thiết với lịch sử tiến hoá của loài người. Khi săn bắt, hái lượm từ tự nhiên không đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người thì đòi hỏi con người bắt đầu nghĩ đến việc gieo hạt, chăm sóc, tưới nước cây con, chờ đến ngày thu hoạch để giải quyết vấn đề lương thực cho cộng đồng của mình.
Việc chăn nuôi các loài vật bắt nguồn từ quá trình con người chuyển đổi lối sống từ săn bắt hái lượm sang định canh định cư. Từ đó, con người đã biết thuần hóa các loài động vật và kiểm soát các điều kiện sinh sống của vật nuôi.
Ở thời kỳ săn bắt hái lượm
Ở đầu thời đại đồ đá, con người bắt đầu biết đến các hoạt động trồng trọt và thuần hóa các loài động vật thành gia súc, lúc này con người bắt đầu diễn ra hoạt động nông nghiệp.
Thời kỳ này con người sống chủ yếu bằng cách săn bắt hái lượm các sản phẩm có sẵn ở trong tự nhiên làm thức ăn để sinh tồn. Đây là quá trình săn bắt các loài động vật hoang dại và hái lượm các sản phẩm có trong tự nhiên ( như ở các đồng cỏ, rừng, biển, ao hồ, sông ngòi). Về sau, con người đã biết làm cung tên và sử dụng cung tên để săn bắt động vật, biết bắt cá và phơi khô để tồn trữ dùng dần. Sau đó, quá trình tồn trữ các loại hạt, loại củ, quả để dùng dần dẫn đến con người đã nhận thức được mối liên hệ giữa hạt giống và cây trồng.
Ở thời kỳ nông nghiệp sơ khai.
Trong quá trình thuần hóa giống cây trồng và vật nuôi, con người đã bắt đầu tập trung xây dựng thành làng mạc. Họ bắt đầu việc canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc đã được thuần hóa, một số khác vẫn còn tiếp tục áp dụng hình thức chăn nuôi theo kiểu du mục.
Trong giai đoạn này, con người chủ yếu sử dụng hình thức trồng trọt là chọc lỗ bỏ hạt, tức là họ vót nhọn một đầu của cành cây sau đó chọc vào đất chỗ để gieo hạt. Ngày nay, ở một số dân tộc miền núi vẫn sử dụng hình thức canh tác này để phát ruộng làm rẫy.
Ở thời kỳ nông nghiệp cổ đại
Ở thời kì này, con người đã có sự cải tiến về công cụ, biết dùng đá, đồng hay để làm cuốc xới đất tốt hơn. Các loại giống cây trồng và đất dùng để trồng trọt được con người lựa chọn một cách kĩ lưỡng hơn nhằm đảm bảo chất lượng của cây.
Sự ra đời của các công cụ lao động như liềm, cuốc, các loại cây cày bằng gỗ, sắt,…. cùng với việc con người sử dụng sức kéo của các loại gia súc như trâu, bò, ngựa… đã giúp sức lao động con người được giải phóng đồng thời góp phần làm tăng năng suất lao động, sản lượng nông nghiệp.
Ở thời kỳ này trên thế giới đã dần dần hình thành các trung tâm nông nghiệp lớn về các giống cây trồng và vật nuôi, điển hình là một số nước như Đông Nam Á, vùng Tây Á, vùng Bắc và Nam Mỹ, Châu Đại Dương. Tuy nhiên, con người ở thời kỳ này chủ yếu tác động vào thiên nhiên, sử dụng lao động cơ bắp và kinh nghiệm là chủ yếu cùng với đó là công cụ lao động vẫn còn thô sơ, đơn giản do vậy sản phẩm làm ra vẫn còn ít, chủ yếu là hình thức sản xuất tự cung tự cấp. Chính vì vậy, con người phải sản xuất theo kiểu canh tác cộng đồng, sở hữu tư liệu sản xuất là công hữu .
Ở thời kỳ nông nghiệp hiện đại
Từ đầu thế kỷ XX, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong nền nông nghiệp đã tạo ra các loại giống cây trồng mới, tăng cường dinh dưỡng và tưới nước cho cây trồng.
Sự ra đời các loại cày máy góp phần tăng năng suất lao động và đây chính là tiền đề cho sự xuất hiện cho cuộc cách mạng trong nông nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên bắt đầu ở nước Anh ( khoảng năm 1784 đến năm 1840) và ở các nước ở châu Âu tạo ra công nghiệp hóa nền nông nghiệp ở các nước Âu, Mỹ. Cuộc cách mạng công nghiệp này là sự ra đời và cải tiến các loại cơ khí máy móc chạy bằng hơi nước và sức nước thay thế sức lao động thủ công của con người qua đó tăng sản lượng và năng suất lao động.
Xuất phát từ việc Mendel tìm ra định luật di truyền chọn giống hiện đại, điện khí hóa và sinh hóa học trong nông nghiệp góp phần nâng cao sức mạnh của con người được nhân, năng suất lao động tăng nhanh. Vào cuối thập niên 40, các hóa chất trong nông nghiệp như thuốc diệt nấm, diệt cỏ và diệt côn trùng được sử dụng và phát triển rộng rãi. Bắt đầu từ thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã khởi xướng. Với mục tiêu là giải quyết vấn đề về lương thực bằng biện pháp kỹ thuật nhất là dùng phân bón và thuốc trừ sâu cung cấp giống mới bằng cách lai tạo, điều này đã làm năng suất cây trồng tăng cao đáng kể nhất là lúa gạo và lúa mì. Việc sử dụng các loại giống mới nhằm năng suất cho cả thực vật (bắp lai, lúa IR) và động vật (tạo ra bò lai, gà công nghiệp).
5. Ý nghĩa của nghề trồng trọt và chăn nuôi:
Trồng trọt và chăn nuôi luôn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống của con người, đây là những nền tảng kiến thức có từ thời nguyên thủy và trải qua nhiều thời đại lại có thêm sự thay đổi. Từ thời kỳ nguyên thủy con người đã bắt đầu chế tạo ra những công cụ sản xuất đến việc đưa vào sử dụng đối với các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Con người đã chủ động trong sinh hoạt và sản xuất tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết để tồn tại, vượt qua được thời kì săn bắt, hái lượm, đây là thời kì con người hoàn toàn bị lệ thuộc vào tự nhiên. Tạo ra một thời kì mới đó chính là thời kì con người chủ động sản xuất góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc trồng trọt và chăn nuôi là điều kiện cơ bản để con người sống định cư tạo ra nguồn lương thực thực phẩm ổn định và lâu dài.