Các loại ngày nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động? Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết? Cách tính lương chi tiết ngày lễ, tết cho người lao động? Quy định liên quan đến ngày lễ của người lao động?
* Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Các loại ngày nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động:
1.1. Nghỉ phép hàng năm hưởng nguyên lương:
Theo quy định mới, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
1.2. Ngày nghỉ là ngày lễ, tết:
Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019 quy định NLĐ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:
Tên ngày Lễ | Thời gian | Số ngày nghỉ |
Tết Dương lịch | Ngày 01/01 | 1 |
Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước | 30/04 | 1 |
Ngày Quốc tế Lao động | 01/05 | 1 |
Ngày Quốc khánh | 02/09 | 2 |
Tết Nguyên đán | Mùng 1/1 Âm lịch | 5 |
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương | Mùng 10/03 Âm lịch | 1 |
*Lưu ý:
– Tùy vào văn hóa doanh nghiệp, đặc thù công việc, quy định công ty và thỏa thuận giữa NSDLĐ với NLĐ sẽ quy định việc đi làm ngày lễ, Tết được tính lương hay quy ra ngày nghỉ bù tương ứng (thường là ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng) để áp dụng
– Nếu ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định trùng với lịch nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
– Người lao động sẽ được nghỉ thêm 1 ngày cận kề trước hoặc sau ngày 2/9 trong dịp lễ Quốc khánh.
– Như vậy, sẽ có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, Tết trong năm mà người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương
2. Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết:
Khi người lao động phải đi làm trong ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết được coi là làm thêm giờ. Tiền lương làm thêm giờ từ 2021 được quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ Lễ, Tết.
Như vậy, theo quy định của
3. Cách tính lương chi tiết ngày lễ, tết cho người lao động:
3.1. Cách tính lương ngày lễ, Tết đối với người làm ca ngày:
*Trường hợp người lao động hưởng lương theo thời gian:
Vào ngày nghỉ lễ, nếu người lao động vẫn đi làm thì được chi trả lương ít nhất bằng 300% số lương ngày làm việc bình thường, chưa kể tiền lương của ngày lễ, Tết làm việc đó. Như vậy, nếu đi làm vào ngày lễ, lương thực nhận sẽ bằng 400% lương ngày bình thường.
Ví dụ: Ông A làm việc 8 tiếng/ ngày trong công ty X. Lương cơ bản 5.200.000đ/ tháng. Tổng số ngày làm việc thực tế là 26 ngày/ tháng. Do tính chất công việc, vào dịp Tết Dương lịch, ông A vẫn đi làm bình thường.
Cách tính lương ngày lễ của ông A là:
+ Tiền lương mỗi ngày của ông A = 5.200.000 : 26 = 200.000đ/ ngày
Vì ông A đi làm vào ngày lễ nên tổng tiền lương ông A nhận được là:
= 200.000 x 4 = 800.000đ/ ngày.
* Trường hợp NLĐ hưởng lương theo sản phẩm:
Ví dụ: Chị B làm việc ở công ty X và ăn lương theo sản phẩm (1.000đ/ sản phẩm). Ngày Tết Dương lịch, chị B làm được 200 sản phẩm và không tăng ca.
Cách tính tiền lương trong ngày lễ của chị B là:
= 1.000 x 300% x 200 = 600.000đ/ ngày.
3.2. Cách tính lương ngày lễ Tết đối với người làm ca đêm:
Theo quy định của pháp luật, giờ làm việc ban đêm bắt đầu từ 22h00 – 06h00 sáng hôm sau (đây là ca làm việc vào ca đêm, không phải giờ làm thêm ban đêm). Người lao động cần chú ý khung thời gian này để có cách tính lương ngày lễ phù hợp.
*Trường hợp người lao động hưởng lương theo thời gian
– Cách tính tiền lương ban đêm vào ngày lễ
Cũng tương tự như người lao động hưởng lương theo thời gian vào ban ngày, người làm việc ca đêm sẽ được hưởng 400% mức lương thực tế nhận được của ngày làm việc bình thường.
Ví dụ: Anh C làm bảo vệ ca đêm tại công ty X từ 22h00 – 06h00, tiền lương nhận được cho 1 ca trực ban đêm của anh là 256.000đ. Vào ngày 1/1/2021, anh C vẫn đi làm ca đêm bình thường.
Cách tính lương ngày lễ của anh C là: 256.000đ x 4 = 1.024.000đ/ ca.
– Tiền lương làm thêm vào ban đêm trong ngày lễ
Ngoài 30% tính vào giờ làm việc ban đêm, người làm thêm giờ trong khoảng thời gian này còn được cộng thêm 20% tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, Tết.
Ví dụ: Cũng trong trường hợp của anh C, nếu ngày 1/1, trừ thời gian làm việc chính thức từ 22h – 06h sáng hôm sau, anh C có nhận làm thêm giờ từ 20h00 – 22h00 cùng ngày.
– Tiền lương mỗi giờ làm việc ca đêm của anh C là: 32.000đ
=> Tiền làm thêm ca đêm trong ngày lễ của anh C là:
= [(300% x 32.000) + (30% x 32.000) + 20% x (300% x 32.000] x 2
= (96.000 + 9.600 + 19.200) x 2 = 249.600đ
=> Tổng tiền lương làm thêm giờ trong ngày lễ của anh C là:
= 249.600 + 64.000 = 313.600đ (cho 2 giờ làm thêm)
=> Như vậy, người làm thêm vào ban đêm tính theo thời gian trong dịp lễ, Tết sẽ được hưởng tổng cộng 490% lương ngày làm việc bình thường.
*Trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm
– Cách tính tiền lương vào ban đêm của người hưởng lương theo sản phẩm
Cũng như người làm việc vào ban ngày, người lao động tham gia sản xuất vào ban đêm trong ngày lễ, Tết theo sản phẩm sẽ nhận được 300% mức lương tương ứng với số tiền nhận được ngày thường.
Ví dụ: Ngày 30/4, bà C đi làm vào ca đêm bình thường, được biết:
– Đơn giá sản phẩm của bà C là: 3.000đ/sản phẩm
– Số sản phẩm bà C làm được là 50 mẫu.
=> Tiền lương làm vào ca đêm của bà C là:
= (3.000 + 3000 x 30%) x 50 = 195.000đ
=> Tiền lương ca đêm ngày lễ của bà C là:
= 195.000 x 300% = 585.000đ
– Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Ví dụ: Ông D hưởng lương theo sản phẩm, ngày 1/1/2021, ông có làm thêm giờ vào ngày Tết Dương lịch, được biết:
– Đơn giá tiền lương sản phẩm của ông D là: 2.000đ/1 sản phẩm
– Ngày 1/1, ông D làm được 50 sản phẩm.
=> Tiền lương nhận được cho thời gian làm thêm vào ngày lễ của ông D là:
= [(2.000 x 300%) + (2000 x 30%) + 20% x (2.000 x 300%)] x 50
= (6.000 + 600 + 1.200) x 50 = 395.000đ
4. Quy định liên quan đến ngày lễ của người lao động:
– Tiền lương được tính thêm trong ngày nghỉ lễ, Tết không phải tham gia BHXH vì đây là khoản thu nhập không thường xuyên của người lao động.
– Doanh nghiệp muốn tổ chức làm việc trong ngày nghỉ lễ, Tết phải có sự thỏa thuận đồng ý của người lao động. Trường hợp người lao động không đồng ý mà doanh nghiệp vẫn ép đi làm hoặc trả lương thấp hơn quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.
– Doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm vượt quá 12 giờ/ ngày trong ngày lễ có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.
– Trường hợp người lao động làm thêm ngày Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được tính trả lương theo ngày Tết
– Trường hợp người lao động làm thêm ngày nghỉ bù Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được tính trả lương theo ngày nghỉ hàng tuần.
Nếu doanh nghiệp vi phạm một trong những điểm trên, người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp đến cơ sở công đoàn, ban giám đốc công ty hoặc Phòng LĐ-TB&XH quận (huyện) và các cơ quan cấp cao nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.