Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Công nghệ
  • Giải trí
  • Là gì?
  • Ngày Lễ Tết
  • Phong tục
  • Sức khoẻ
  • Tôn giáo
  • Kinh tế
  • Danh bạ
  • Tâm lý
  • Pháp luật
  • Giáo dục

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Bạn cần biết Tôn giáo

Ngày Chúa Nhật là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Chúa Nhật?

  • 06/03/202506/03/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    06/03/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Ngày Chủ nhật được xây dựng dựa trên ngày nghỉ Sa-bát và thu hút các tín đồ vào hình ảnh và chân dung của Đức Chúa Trời. Dưới đây là bài viết về Ngày Chúa Nhật là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Chúa Nhật?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Ngày Chúa Nhật là gì?
      • 2 2. Nguồn gốc ngày Chúa Nhật:
      • 3 3. Ngày Chúa Nhật sử dụng trong Kinh thánh:
      • 4 4. Ý nghĩa của việc cử hành Thánh lễ Chúa Nhật
      • 5 5. Sự khác biệt giữa Chúa nhật và ngày Sa-bát là gì?

      1. Ngày Chúa Nhật là gì?

      Chúa nhật là một ngày đặc biệt đối với người Công giáo, mang theo nhiều ý nghĩa và hoạt động đa dạng. Đây là thời điểm để các tín hữu gặp gỡ nhau và tham gia các hoạt động tôn giáo và xã hội. Đối với các Kitô hữu, Chúa nhật không chỉ đơn thuần là ngày nghỉ mà còn là ngày của niềm vui và tình yêu thương. Đây là dịp để người dân tham dự Thánh lễ, học giáo lý và cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc ý nghĩa.

      Ngày Chúa nhật là lúc mà các em thiếu nhi có cơ hội học hỏi giáo lý, còn các bạn trẻ thì tham gia các hoạt động vui chơi và sinh hoạt. Đối với người lớn, đây là thời gian để thăm hỏi, trò chuyện và tăng cường mối quan hệ với bạn bè và gia đình. Vì thế, Chúa nhật không chỉ là một ngày của lễ nghi tôn giáo mà còn là ngày của sự quan tâm, chăm sóc và kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng.

      Tuy nhiên, đối với những người không theo đạo Công giáo, Chúa nhật có thể chỉ đơn giản là ngày nghỉ để thư giãn, đi du lịch, hoặc tham gia các hoạt động giải trí như đến các công viên, khu du lịch. Điều này đôi khi có vẻ trái ngược với sự bận rộn của các linh mục trong các nhà thờ vào ngày này. Các linh mục phải thực hiện nhiều công tác mục vụ như dâng lễ, dạy giáo lý, và tham gia các hoạt động của giáo hội. Mặc dù ngày Chúa nhật có thể rất bận rộn đối với các linh mục đây vẫn là một ngày đầy niềm vui và tình yêu, vì họ được phục vụ cộng đồng và chia sẻ đức tin với giáo dân.

      Từ góc độ thần học và giáo lý, Chúa nhật có ý nghĩa sâu sắc hơn. Theo truyền thống Kitô giáo, ngày Chúa nhật là ngày kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Kitô, đánh dấu niềm vui của sự sống lại và chiến thắng của sự sống trên cái chết. Đây là ngày để người Kitô hữu thờ phượng, gặp gỡ Chúa và các anh chị em trong đức tin. Buổi sáng Chúa nhật là thời điểm đặc biệt khi các em thiếu nhi đến nhà thờ tham dự Thánh lễ và học giáo lý, trong khi người lớn cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, và tham gia vào các hoạt động tôn giáo và xã hội.

      Xem thêm:  Cơ Đốc nhân là gì? Trở thành một Cơ Đốc nhân mẫu mực?

      2. Nguồn gốc ngày Chúa Nhật:

      Ngày Chúa nhật còn được gọi là “Ngày của Chúa” bởi vì đây là ngày mà Chúa – Đấng tạo dựng vũ trụ, được tôn vinh. Theo giáo lý, Chúa nhật là thời điểm mà người tín hữu hướng về Đấng đã tạo ra họ, để cảm nhận niềm vui và sự sống vĩnh cửu. Chúa nhật không chỉ là một ngày trong tuần mà còn là ngày đặc biệt mà Chúa muốn được thánh hóa, trở thành ngày của sự hội ngộ, tình thương và cầu nguyện.

      Về nguồn gốc của ngày Chúa nhật, nó có nguồn gốc từ ngày Sa-bát trong Cựu ước. Trong Sáng thế ký 2:2-3, Thiên Chúa đã nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy và làm cho ngày đó trở nên thánh. Tuy nhiên, việc giữ ngày Sa-bát như một ngày nghỉ và thờ phượng chỉ được truyền cho dân Do Thái trong các quy định của Xuất hành 20:8-10. Ngày Sa-bát là ngày nghỉ ngơi hoàn toàn, không thực hiện các nghi lễ thờ phượng và là dấu hiệu của giao ước giữa Thiên Chúa và dân Y-sơ-ra-ên.

      Vào thời Chúa Jêsus, người Pha-ri-sêu đã giữ ngày Sa-bát rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong sách Công vụ các sứ đồ, ta thấy Hội thánh đã chuyển sang giữ ngày đầu tuần, tức ngày Chúa nhật, để thay thế ngày Sa-bát cho việc thờ phượng và làm việc lành. Đây là sự chuyển giao từ Cựu ước sang Tân ước, từ ngày Sa-bát sang ngày Chúa nhật, phản ánh sự thay đổi trong việc thờ phượng và đời sống đức tin của Kitô hữu.

      3. Ngày Chúa Nhật sử dụng trong Kinh thánh:

      Ngày Chúa nhật là ngày thứ nhất trong tuần lễ và ngày này được chọn là vì đây là thời điểm Chúa Jêsus sống lại.

      Ma-thi-ơ 28:1 viết rằng  “sau ngày Sa-bát, ngày thứ nhất trong tuần lễ, lúc tưng tưng sáng, có Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đến thăm mộ “

      Các môn đồ đến ngôi mộ và thấy Chúa Jêsus đã sống lại. Chúa Jêsus ở lại trong mộ đủ để có thể làm trọn ngày Sa-bát của người Do thái.

      Trong Tân Ước, ngày của Chúa được hiểu là ngày Chúa Nhật, tức ngày đầu tiên của tuần (Mc 16,2). Ngày này không chỉ là sự tiếp nối của công cuộc sáng tạo mà còn là ngày thứ tám, một ngày mới, trong đó Giáo hội sơ khai đã tụ họp để nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể (Cv 20,7). Ngày Chúa Nhật còn nhắc nhớ đến Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Giáo hội sơ khai đã coi Chúa Nhật là ngày thờ phượng chính thức và đã thay thế hoàn toàn ngày Sabbat. Đồng thời, việc những người ngoại giáo thờ phượng “thần mặt trời” đã dẫn đến việc gọi ngày này là “ngày của Mặt Trời” để phân biệt với ngày Sabbat, đồng thời nhấn mạnh rằng Chúa Kitô là ánh sáng thế gian (Ga 8,12; Ga 1,9).

      Xem thêm:  Giám mục là gì? Khác biệt giữa Đức cha và Tổng giám mục?

      Các sách Tin Mừng đều ghi nhận rằng ngày Chúa Nhật là ngày đầu tiên của tuần và là ngày Chúa Giêsu phục sinh. Thánh Mátcô mô tả rằng vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, các phụ nữ đã đến mộ (Mc 16,2). Thánh Matthêu cũng ghi nhận sự kiện tương tự (Mt 28,1-7), và thánh Gioan nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã hiện ra vào ngày thứ nhất trong tuần (Ga 20,19.26). Thánh Luca chi tiết hóa các sự kiện liên quan đến ngày Chúa Nhật, từ lúc sáng sớm các phụ nữ ra mộ (Lc 24,1) đến sự xuất hiện của Chúa Giêsu giữa các môn đệ vào chiều tối ngày đó (Lc 24,19-43). Mọi sự kiện liên quan đến sự phục sinh của Chúa Giêsu đều diễn ra vào ngày thứ nhất trong tuần, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của ngày này trong đức tin Kitô giáo.

      4. Ý nghĩa của việc cử hành Thánh lễ Chúa Nhật

      Ngày Chúa Nhật là dịp Giáo hội tưởng niệm sự phục sinh vinh hiển của Đức Kitô, đánh dấu khởi đầu của một tạo dựng mới và hoàn tất công trình Thiên Chúa đã khởi sự từ ban đầu (St 1,1-2,3). Đây cũng là thời điểm mà các tín hữu mong đợi sự trở lại của Chúa trong vinh quang. Công đồng Vaticanô II nhấn mạnh rằng, theo truyền thống tông đồ từ ngày Chúa Kitô sống lại, Giáo hội tổ chức mầu nhiệm Phục Sinh vào mỗi ngày thứ nhất trong tuần, ngày được gọi là ngày của Chúa hoặc Chúa Nhật. Vào ngày này, các Kitô hữu được kêu gọi tụ tập để lắng nghe Lời Chúa và tham dự Thánh lễ, nhằm tưởng nhớ cuộc Thương Khó và Sự Phục Sinh của Đức Kitô, đồng thời cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài đã dùng sự phục sinh của Chúa Kitô để tái sinh nhân loại trong niềm hy vọng sống động.

      Vì lý do này, ngày Chúa Nhật được coi là ngày lễ căn bản, nên cần được nâng cao giá trị và thấm sâu vào lòng đạo đức của các tín hữu. Ngày này phải được xem là thời điểm vui mừng và nghỉ ngơi. Các lễ hội khác, nếu không phải là lễ trọng đại, không nên làm giảm tầm quan trọng của ngày Chúa Nhật, vì ngày này là trung tâm và nền tảng của toàn bộ năm phụng vụ.

      Xem thêm:  Các mùa của Giáo Hội trong năm? Năm phụng vụ có mấy mùa?

      Chúa Nhật có ý nghĩa đặc biệt với các Kitô hữu, vì đây là dịp cộng đoàn tín hữu cùng tụ họp để cử hành phụng vụ Lời Chúa và Thánh Thể, theo lệnh truyền của Đức Giêsu: “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Nói cách khác, Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật chính là nguồn sức sống dồi dào của Giáo hội lữ hành. Các tín hữu cùng nhau tuyên xưng đức tin, đức cậy, đức mến và sống trong tình hiệp thông của cộng đoàn. Ngày Chúa Nhật là ngày Chúa đã ban cho chúng ta, vì thế, chúng ta được mời gọi vui mừng và hoan hỷ trong Ngài (Tv 118, 24).

      5. Sự khác biệt giữa Chúa nhật và ngày Sa-bát là gì?

      Ngày Sa-bát, theo truyền thống Do Thái, là ngày nghỉ ngơi và tưởng nhớ Thiên Chúa sau sáu ngày sáng tạo (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:9–11). Đây là ngày để người Do Thái nghỉ ngơi khỏi công việc và tham gia thờ phượng tại hội đường, đồng thời kỷ niệm sự giải phóng của Thiên Chúa đối với dân Israel khỏi Ai Cập (Phục truyền Luật lệ Ký 5:15).

      Ngày Chủ Nhật, mặc dù dựa trên nền tảng ngày Sa-bát, có một ý nghĩa riêng biệt trong Kitô giáo. Đây là ngày để kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu và sự tạo dựng mới qua Ngài. Ngày Chủ Nhật không chỉ là sự tiếp nối mà còn là sự hoàn thiện của ngày Sa-bát. Kitô hữu tụ họp vào ngày này để cử hành Bí tích Thánh Thể và trải nghiệm sự hiện diện của Chúa Giêsu, nhấn mạnh sự hiện diện của Ngài giữa cộng đồng tín hữu. 

      Trong “Dies Domini” (Về việc giữ ngày của Chúa), Thánh John Paul II làm rõ rằng ngày Sa-bát (ngày thứ bảy trong tuần) và ngày Chủ Nhật (ngày đầu tiên trong tuần) có sự khác biệt rõ rệt.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Ngày Chúa Nhật là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Chúa Nhật? thuộc chủ đề Kitô giáo, thư mục Tôn giáo. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Các phương pháp cầu nguyện và hướng dẫn cách cầu nguyện

      Bạn muốn phát triển ngôn ngữ cầu nguyện của mình và kết nối sâu sắc hơn với Chúa? Dưới đây là bài viết về Các phương pháp cầu nguyện và hướng dẫn cách cầu nguyện

      ảnh chủ đề

      Phụng vụ là gì? Năm phụng vụ là gì? Chu kỳ năm phụng vụ?

      Phụng vụ đề cập đến các nghi thức, nghi lễ và thực hành liên quan đến việc thờ phượng trong Giáo hội Kitô giáo. Dưới đây là bài viết về Phụng vụ là gì? Năm phụng vụ là gì? Chu kỳ năm phụng vụ?

      ảnh chủ đề

      Tân Ước là gì? Cựu Ước là gì? Phân biệt Cựu Ước – Tân Ước?

      Cựu Ước (OT) và Tân Ước (NT) là hai phần của Lời thánh của Đức Chúa Trời. Dưới đây là bài viết tham khảo về Tân Ước là gì? Cựu Ước là gì? Phân biệt Cựu Ước - Tân Ước?

      ảnh chủ đề

      Thánh Phaolô là ai? Tiểu sử cuộc đời Thánh Phaolô Tông đồ?

      Thánh Phaolô là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Thời đại Tông đồ, ông đã thành lập một số cộng đồng Cơ đốc giáo. Dưới đây là Thánh Phaolô là ai? Tiểu sử cuộc đời Thánh Phaolô Tông đồ?

      ảnh chủ đề

      Giám mục là gì? Khác biệt giữa Đức cha và Tổng giám mục?

      Trong Giáo hội Công giáo, có Hệ thống Giáo sĩ với những vai trò đặc biệt của riêng mình trong nhà thờ và Lễ phục của họ khác nhau. Dưới đây là bài viết về Giám mục là gì? Khác biệt giữa Đức cha và Tổng giám mục?

      ảnh chủ đề

      Cơ Đốc nhân là gì? Trở thành một Cơ Đốc nhân mẫu mực?

      Để trở thành một Cơ Đốc nhân mẫu mực cần những yếu tố như thế nào, giữ niềm tin tuyệt đối vào Chúa hay chăm đi nhà thờ. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Các mùa của Giáo Hội trong năm? Năm phụng vụ có mấy mùa?

      Theo như Kitô giáo, thì trong một năm thường được chia thành nhiều mùa của giáo hội. Theo lịch Kitô đây được gọi là năm phụng vụ. Vậy trong một năm phụng vụ có mấy mùa? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nhất tâm đảnh lễ là gì? Ý nghĩa của đảnh lễ trong Phật giáo?
      • Văn khấn cúng Quan thế Âm Bồ Tát đầy đủ cho Phật tử
      • Mẫu Thoải là ai? Đền thờ Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ ở đâu?
      • Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai? Sự tích và văn khấn?
      • Cô bé Lục Cung là ai? Sự tích và bản văn Cô Bé Lục Cung?
      • Cậu Bé Bản Đền là ai? Sự tích, văn thỉnh Cậu Bé Bản Đền?
      • Đền thờ Quan Lớn Điều Thất ở đâu? Kinh nghiệm lễ xin lộc?
      • Đạo Tin lành thờ ai? Phân biệt Đạo Tin lành và Công giáo?
      • Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình (Thái Bình)
      • Chầu Đệ Tứ là ai? Sự tích về Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai?
      • Đền bà Chúa Then ở đâu? Thờ ai? Lễ bà Chúa Then xin gì?
      • Quan Đệ Lục là ai? Sự tích Quan Đệ Lục? Được thờ ở đâu?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thành phố Bến Tre (Bến Tre)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Các phương pháp cầu nguyện và hướng dẫn cách cầu nguyện

      Bạn muốn phát triển ngôn ngữ cầu nguyện của mình và kết nối sâu sắc hơn với Chúa? Dưới đây là bài viết về Các phương pháp cầu nguyện và hướng dẫn cách cầu nguyện

      ảnh chủ đề

      Phụng vụ là gì? Năm phụng vụ là gì? Chu kỳ năm phụng vụ?

      Phụng vụ đề cập đến các nghi thức, nghi lễ và thực hành liên quan đến việc thờ phượng trong Giáo hội Kitô giáo. Dưới đây là bài viết về Phụng vụ là gì? Năm phụng vụ là gì? Chu kỳ năm phụng vụ?

      ảnh chủ đề

      Tân Ước là gì? Cựu Ước là gì? Phân biệt Cựu Ước – Tân Ước?

      Cựu Ước (OT) và Tân Ước (NT) là hai phần của Lời thánh của Đức Chúa Trời. Dưới đây là bài viết tham khảo về Tân Ước là gì? Cựu Ước là gì? Phân biệt Cựu Ước - Tân Ước?

      ảnh chủ đề

      Thánh Phaolô là ai? Tiểu sử cuộc đời Thánh Phaolô Tông đồ?

      Thánh Phaolô là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Thời đại Tông đồ, ông đã thành lập một số cộng đồng Cơ đốc giáo. Dưới đây là Thánh Phaolô là ai? Tiểu sử cuộc đời Thánh Phaolô Tông đồ?

      ảnh chủ đề

      Giám mục là gì? Khác biệt giữa Đức cha và Tổng giám mục?

      Trong Giáo hội Công giáo, có Hệ thống Giáo sĩ với những vai trò đặc biệt của riêng mình trong nhà thờ và Lễ phục của họ khác nhau. Dưới đây là bài viết về Giám mục là gì? Khác biệt giữa Đức cha và Tổng giám mục?

      ảnh chủ đề

      Cơ Đốc nhân là gì? Trở thành một Cơ Đốc nhân mẫu mực?

      Để trở thành một Cơ Đốc nhân mẫu mực cần những yếu tố như thế nào, giữ niềm tin tuyệt đối vào Chúa hay chăm đi nhà thờ. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Các mùa của Giáo Hội trong năm? Năm phụng vụ có mấy mùa?

      Theo như Kitô giáo, thì trong một năm thường được chia thành nhiều mùa của giáo hội. Theo lịch Kitô đây được gọi là năm phụng vụ. Vậy trong một năm phụng vụ có mấy mùa? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

      Xem thêm

      Tags:

      Kitô giáo


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Các phương pháp cầu nguyện và hướng dẫn cách cầu nguyện

      Bạn muốn phát triển ngôn ngữ cầu nguyện của mình và kết nối sâu sắc hơn với Chúa? Dưới đây là bài viết về Các phương pháp cầu nguyện và hướng dẫn cách cầu nguyện

      ảnh chủ đề

      Phụng vụ là gì? Năm phụng vụ là gì? Chu kỳ năm phụng vụ?

      Phụng vụ đề cập đến các nghi thức, nghi lễ và thực hành liên quan đến việc thờ phượng trong Giáo hội Kitô giáo. Dưới đây là bài viết về Phụng vụ là gì? Năm phụng vụ là gì? Chu kỳ năm phụng vụ?

      ảnh chủ đề

      Tân Ước là gì? Cựu Ước là gì? Phân biệt Cựu Ước – Tân Ước?

      Cựu Ước (OT) và Tân Ước (NT) là hai phần của Lời thánh của Đức Chúa Trời. Dưới đây là bài viết tham khảo về Tân Ước là gì? Cựu Ước là gì? Phân biệt Cựu Ước - Tân Ước?

      ảnh chủ đề

      Thánh Phaolô là ai? Tiểu sử cuộc đời Thánh Phaolô Tông đồ?

      Thánh Phaolô là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Thời đại Tông đồ, ông đã thành lập một số cộng đồng Cơ đốc giáo. Dưới đây là Thánh Phaolô là ai? Tiểu sử cuộc đời Thánh Phaolô Tông đồ?

      ảnh chủ đề

      Giám mục là gì? Khác biệt giữa Đức cha và Tổng giám mục?

      Trong Giáo hội Công giáo, có Hệ thống Giáo sĩ với những vai trò đặc biệt của riêng mình trong nhà thờ và Lễ phục của họ khác nhau. Dưới đây là bài viết về Giám mục là gì? Khác biệt giữa Đức cha và Tổng giám mục?

      ảnh chủ đề

      Cơ Đốc nhân là gì? Trở thành một Cơ Đốc nhân mẫu mực?

      Để trở thành một Cơ Đốc nhân mẫu mực cần những yếu tố như thế nào, giữ niềm tin tuyệt đối vào Chúa hay chăm đi nhà thờ. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Các mùa của Giáo Hội trong năm? Năm phụng vụ có mấy mùa?

      Theo như Kitô giáo, thì trong một năm thường được chia thành nhiều mùa của giáo hội. Theo lịch Kitô đây được gọi là năm phụng vụ. Vậy trong một năm phụng vụ có mấy mùa? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ