Trong mỗi mùa tuyển sinh, ngành Luật là một trong những ngành học được nhiều thí sinh quan tâm hơn cả. Đây là ngành học “hot” với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy "Ngành Luật là gì? Nên học ngành luật nào? Ra trường làm gì?", bài viết dưới đây sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi này.
Mục lục bài viết
1. Ngành luật là gì?
Hiểu một cách đơn giản, ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật kinh tế, Luật Đất đai,… . Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau. Chẳng hạn như Luật Dân sự ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên khoa luật Dân sự còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình; đường lối xử lý các quan hệ ấy khi có vi phạm hay tranh chấp và các căn cứ áp dụng hoặc Luật Hành chính: Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính…
Ngành luật tiếng Anh là Faculty of Law.
2. Nên học ngành luật nào?
Khi theo học ngành luật, bạn được cung cấp kiến thức luật tổng quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Kinh tế, Tài chính, Thương mại, ngành Luật còn cung cấp thêm kiến thức về
Sau đây là một số chuyên ngành được các trường đại học, cao đẳng giảng dạy:
– Ngành Luật thương mại: Trang bị những kiến thức pháp luật liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Bao gồm các môn học như Luật doanh nghiệp, Luật thương mại quốc tế, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật phá sản… Ngoài ra bạn còn được cung cấp các kiến thức về các luật về kinh doanh như Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đât đai, Luật môi trường, Thuế,…
– Ngành Luật dân sự: Trang bị những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp,… Các môn học tiêu biểu như Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật thuế, Luật lao động,
– Ngành Luật hành chính: Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước,… với các môn học tiêu biểu như Pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, Pháp luật hành chính với việc bảo đảm quyền con người, Tài phán hành chính, Quyền con người, quyền công dân, Phân cấp trong quản lý nhà nước, Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, Pháp luật về công chức, viên chức,…
– Ngành Luật quốc tế: Gồm 3 khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Cung cấp những kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,…
– Ngành Luật hình sự: Trang bị những kiến thức về hình sự với các môn học tiêu biểu như Tội phạm học, Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tâm lý học tư pháp, Nghiệp vụ thư ký toà án, Tâm thần học tư pháp, Giám định pháp y, Những vấn đề lý luận về Luật Hình sự và tội phạm, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, Khoa học điều tra hình sự, Đấu tranh phòng chống tội phạm,…
– Ngành Quản trị – luật: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và vấn đề có liên quan đến pháp lý,… các môn học tiêu biểu là Luật Tố tụng hành chính, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại quốc tế,…
– Ngành Luật thương mại: Trang bị những kiến thức pháp luật liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Bao gồm các môn học như Luật doanh nghiệp, Luật thương mại quốc tế, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật phá sản… Ngoài ra bạn còn được cung cấp các kiến thức về các luật về kinh doanh như Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đât đai, Luật môi trường, Thuế,…
-Ngành Luật dân sự: Trang bị những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp,… Các môn học tiêu biểu như Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật thuế, Luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng dân sự,…
– Ngành Luật hành chính: Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước,… với các môn học tiêu biểu như Pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, Pháp luật hành chính với việc bảo đảm quyền con người, Tài phán hành chính, Quyền con người, quyền công dân, Phân cấp trong quản lý nhà nước, Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, Pháp luật về công chức, viên chức,…
– Ngành Luật quốc tế: Gồm 3 khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Cung cấp những kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,…
– Ngành Luật hình sự: Trang bị những kiến thức về hình sự với các môn học tiêu biểu như Tội phạm học, Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tâm lý học tư pháp, Nghiệp vụ thư ký toà án, Tâm thần học tư pháp, Giám định pháp y, Những vấn đề lý luận về Luật Hình sự và tội phạm, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, Khoa học điều tra hình sự, Đấu tranh phòng chống tội phạm,…
– Ngành Quản trị – luật: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và vấn đề có liên quan đến pháp lý,… các môn học tiêu biểu là Luật Tố tụng hành chính, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại quốc tế,…
3. Học ngành luật ra trường làm gì?
Sinh viên thường nghĩ rằng học ngành Luật ra trường chỉ làm luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Ngoài việc trở thành Luật sư ra chúng ta có thể công tác trong ngành công an hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo…Theo trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, nhân sự ngành luật vẫn tăng trong thời gian tới. Nhu cầu nhân lực có thể lên đến 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên… Con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nhu cầu ngành luật sẽ rất lớn tạo cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn.
Theo thống kê, sự thiếu hụt nhân lực ngành Luật tại các công ty và các doanh nghiệp khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng nhằm cảnh báo, phát hiện sớm các rủi ro để giúp các công ty và doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại, đồng thời có những hiến kế thích hợp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, có những lĩnh vực mới và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, đón đầu các dòng đầu tư vốn nước ngoài, không cần phải tham gia tranh trụng tại tòa, hiện nay thiếu nhiều về nhân lực có trình độ và có ngoại ngữ bao gồm luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh thương mại kinh tế, luật đầu tư, luật thương mại quốc tế,… đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Luật.
Thêm vào đó, làm việc trong ngành Luật cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập văn phòng luật sư của riêng mình. Tuy nhiên, ngành luật luôn có yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm. Để thăng tiến trong công việc cũng cần có năng lực và kinh nghiệm. Vì thế, bạn phải không ngừng trau dồi kiến thức, phát triển bản thân.
Dưới đây là một số gợi ý về cơ hội việc làm sau cho người học luật có thể làm gì:
1. Công chứng viên
Tốt nghiệp ngành luật bằng có thể ứng tuyển vị trí công chứng viên. Đây là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong ngành luật, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý. Yêu cầu về kinh nghiệm của công chứng viên khá cao. Ứng viên vị trí này phải công tác pháp luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp ngành luật. Bên cạnh đó, bạn cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp và giải quyết vấn đề. Mức lương công chứng viên: 8 – 10 triệu đồng/tháng.
2. Chuyên viên pháp lý:
Đây là vị trí có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm ngành luật. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Do đó, họ phải chuẩn nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên gặp mặt, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, phải cập nhật những thay đổi của quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để làm công việc chuyên viên pháp lý, bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật. Đồng thời phải giao tiếp tốt, có sức thuyết phục. Bạn phải linh hoạt để giải quyết các tình huống. Tác phong chuyên nghiệp là điều nên có ở chuyên viên pháp lý. Mức lương: Chuyên viên pháp lý có mức lương từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng
3. Kiểm sát viên/Công tố viên Kiểm sát viên hoặc công tố viên là người của cơ quan công tố:
Công việc chính là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Ngoài ra, họ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. Kiểm sát viên là người có trình độ cử nhân ngành luật và được công nhận là chuyên viên pháp lý. Ngoài chuyên môn, bạn phải nắm được nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm. Bên cạnh đó, bạn phải có các kỹ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin… Trở thành kiểm sát viên/công tố viên, bạn phải luôn có bản lĩnh vững vàng, đạo đức, liêm khiết. Vị trí này có mức lương cứng khoảng 8 – 10 triệu/tháng. Bên cạnh đó, kiểm sát viên/công tố viên còn được hưởng phụ cấp là 25% hàng tháng
4. Luật sư:
Luật sư hẳn là công việc được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành luật.
Công việc của luật sư: Nghiên cứu, phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công. Tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng… Thu thập chứng cứ cho quá trình kiện tụng. Cung cấp hồ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài. Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu công việc. Làm việc trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp hay các cơ quan pháp luật trong trường hợp cần thiết. Đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật. Tóm lại luật sư là người áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ. Đồng thời hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý cho khách hàng hoặc công ty đó.
Yêu cầu đối với Luật sư Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư. Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. Kỹ năng giao tiếp, phân tích và xử lý tình huống tốt. Bên cạnh đó, luật sư phải kết hợp xử lý công việc độc lập và nhóm hiệu quả. Tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chuyên nghiệp, quyết đoán. Mức lương: 10 – 15 triệu/tháng.
5. Thư ký tòa án:
Thư ký tòa án là công chức làm việc tại Tòa án. Nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Thư ký tòa án còn là người hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Để ứng tuyển trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật. Bên cạnh đó, bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án. Các kỹ năng cần có: giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình, tin học văn phòng… Mức lương thư ký tòa án là 8 – 10 triệu/tháng, chưa kể các khoản phụ cấp của nhà nước.
6. Giảng viên ngành luật:
Công việc giảng viên ngành luật phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đào tạo chuyên ngành này. Ngoài ra, một số trường đại học cũng cần giảng viên giảng dạy về pháp luật chung, luật chuyên ngành. Do đó, nhu cầu giảng viên ngành luật ngày một tăng, tạo ra cơ hội việc làm. Làm giảng viên, bạn cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật. Hoặc ít nhất là bằng cử nhân loại giỏi ngành luật hệ chính quy. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, bạn cần có nghiệp vụ sư phạm. Các kỹ năng hỗ trợ cần có như: tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… Mức lương: 7 – 10 triệu/tháng.
7. Thẩm phán:
Thẩm phán chắc hẳn là ước mơ lớn của rất nhiều sinh viên ngành luật. Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật. Trở thành thẩm phán bạn sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Nhưng bạn cũng có trách nhiệm cao với công việc này. Để trở thành thẩm phán là cả một quá trình. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật, bạn còn phải trải qua 3 bước sau: – Làm thư ký tòa án – Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán – Có
8. Pháp chế doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn buộc doanh nghiệp phải tìm cách phòng ngừa. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã thành lập hẳn một phòng/ban pháp chế. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó, tránh được những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài các doanh nghiệp, bạn có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ chính là đảm bảo những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Ngoài ra, bạn phải thực hiện rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu hóa. Bên cạnh phòng pháp chế, ngân hàng thường có các phòng/ban khác cần nhân sự ngành luật như đầu tư, thu hồi nợ, tố tụng…Mức lương trung bình là 9 – 12 triệu/tháng tùy thuộc vào công việc và quy mô doanh nghiệp. Trên đây chỉ là một số những công việc ngành luật tiêu biểu. Bên cạnh đó, bạn có thể tra cứu thông tin công việc và mức lương ngành luật tại đây. Ngoài mức lương, bạn nên tìm hiểu về các chế độ bảo hiểm, các khoản phụ cấp. Việc làm này sẽ giúp bạn đảm bảo quyền lợi của mình trong công việc.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Ngành luật là gì? Nên học ngành luật nào? Học ngành luật ra trường làm gì? thuộc chủ đề Ngành luật, thư mục Pháp luật. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.