Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết về Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm?
Câu hỏi: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm
A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
B. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước
D. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
Hướng dẫn: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Đáp án: Chọn A
2. Đặc điểm ngành công nghiệp nước ta hiện nay:
Ngành công nghiệp của Việt Nam có một số đặc điểm quan trọng như sau:
– Công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và thay đổi phù hợp hơn với xu thế của thị trường.
– Sự đa dạng: Ngành công nghiệp của Việt Nam rất đa dạng, bao gồm sản xuất và chế biến nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ dệt may, giày dép, điện tử, ô tô đến thực phẩm và nhiều ngành khác.
– Sự tăng trưởng nhanh chóng: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp của Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
– Sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các khu công nghiệp và khu chế xuất.
– Sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phần mềm: Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và phần mềm của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và thu hút nhiều dự án đầu tư và hợp tác quốc tế.
– Sự gia tăng trong sản xuất xuất khẩu: Việt Nam đã trở thành một người chơi quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với việc sản xuất nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.
– Khả năng lao động dồi dào: Việt Nam có một dân số trẻ và lao động dồi dào, điều này là một lợi thế lớn cho ngành công nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất.
– Sự quan tâm đối với bảo vệ môi trường: Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn đến các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp, và các quy định về tiêu chuẩn môi trường đang được áp dụng cứng rắn hơn.
– Sự hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, bao gồm cải thiện hạ tầng, thuế suất hấp dẫn, và giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ngành công nghiệp của Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức, như cần cải thiện chất lượng lao động, tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, và quản lý tài nguyên và môi trường một cách bền vững.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1: ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay?
A. Nguồn nhiên liệu rất đa dạng
B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ
C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào
D. Thị trường tiêu thị lớn từ Lào và Campuchia
Đáp án: B
Giải thích: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mỗi tăng bổ sung thêm khoảng 1 triệu người vào lực lượng lao động. Nguồn lao động vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn, vừa là một thế mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài, là lợi thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, giá nhân công rẻ.
Câu 2: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở
A. Số lượng các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế
C. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
D. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành ( nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
Đáp án: D
Câu 3: Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tương đối đa dạng
B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm
C. Ôn định về tỉ trọng giữa các ngành
D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới
Đáp án: C
Câu 4: Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ơ nước ta được chia thành 3 nhóm chính là
A. công nghiệp khai thác, cocong nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
B. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ
C. công nghiệp cấp, công nghiệp cấp hai, công nghiệp cấp ba
D. công nghiệp khai thác, cocong nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
Đáp án: D
Câu 5: Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là
A. đang nổi lên một số ngành trọng điểm
B. đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp tuyền thống
C. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn
D. đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
Đáp án: A
câu 6: ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay
A. Có thế mạnh lâu dài
B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội
C. Có tác động mnahj mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác
D. Có tính truyền thống , không đòi hỏi về trình độ và sự khóe léo
Đáp án: D
Câu 7: Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là
A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
B. Công nghiệp luyện kim
C. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
D. Công nghiệp sành sứ và thủy tinh
Đáp án: A
Câu 8 Ngành nào dưới đây không phải là ngàng công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay ?
A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
B. Công nghiệp cơ khí – điện tử
C. Công nghiệp vật liệu xây dựng
D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
Đáp án: D
Câu 9: Cơ cấu ngành công nghiệp ( theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác
D. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến và tăng tỉ trọng các nhóm ngành khác
Đáp án: A
Câu 10: Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do:
A. Đướng lối phát triển công nghiệp của nước ta
B. Sự tác động của thị trường
C. Theo xu hướng chung của toàn thế giới
D. Tác động của các thiên tai trong thời giam gần đây
Đáp án: D
Giải thích: Do tác động của yếu tố thị trường, đường lối – chính sách mở cửa và hội nhập của nhà nước. Đồng thời cũng theo xu hướng chung của thế giới – hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa,… nên cơ cấu ngành công nghiệp nước ta cũng có những chuyển biến tích cực để phù hợp và theo kịp sự phát triển kinh tế – xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Câu 11: công nghiệp nước ta phát triển trậm, phân bố phân tán, rời rạc ở :
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Ven biển miền Trung
D. Vùng núi
Đáp án: D
Câu 12: Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để
A. Tránh tình trạng phát triển phiến diện, một chiều
B. Hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra
C. Thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
Đáp án: D
Giải thích: Do quá trình toàn cầu hóa – khu vực hóa và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế của Nhà nước nên nước ta phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng và cơ cấu ngành kinh tế nói chung sao cho thích nghi với tình hình chung của thị trường khu vực và thế giới.
Câu 13: Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt
Đáp án: A
THAM KHẢO THÊM: