Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo. làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người. Do đó nên ngành chăn nuôi rất quan trọng, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết Ngành chăn nuôi là gì? Vai trò, đặc điểm, các ngành chăn nuôi?
Mục lục bài viết
1. Ngành chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, nuôi nhiều vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm như: thực phẩm, gia cầm, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm tạo thu nhập và đáp ứng nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của con người.
Ở Việt Nam thì chăn nuôi là một ngành quan trọng cấu thành của nông nghiệp Việt Nam, góp một phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam phản ánh hiện trạng chăn nuôi, sử dụng, bảo quản, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật (súc vật chăn nuôi) và các sản phẩm liên quan tại Việt Nam.
Trong ngành chăn nuôi thì con giống, thức ăn và các biện pháp vệ sinh chuồng trại là những vấn đề khó khăn nhất với người chăn nuôi. Những yếu tố trên là cả một quá trình nghiên cứu, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện một cách liên tục.
2. Vai trò, đặc điểm của chăn nuôi tại Việt Nam:
Vai trò:
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong các nguồn cung thực phẩm thiết yếu nhất cho con người thông qua việc tiêu thụ thịt, cá, trứng,…
Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho người dân gia tăng thu nhập, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Ở Việt Nam có đến gần 10 triệu người đang coi chăn nuôi là nghề nghiệp chủ yếu.
Ngoài việc thực hiện vai trò sản xuất nội địa, có ý kiến cho rằng ngành chăn nuôi Việt Nam cũng góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng bền vũng của Liên Hợp Quốc.
Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn còn đang kết hợp chặt chẽ giữa chăn nuôi và nông nghiệp, chủ yếu là chăn nuôi. Việc chăn nuôi gia súc và bò nhằm cung cấp sức kéo trong nông nghiệp, cũng như chăn nuôi lợn, gà, gia cầm và cây lúa nước hỗ trợ lẫn nhau. Hình thức VAC hiện nay cũng đang được ứng dụng rộng rãi cho các mô hình chăn nuôi được gọi là mô hình vườn ao chuồng.
Mặc dù nắm giữ vị trí trọng yếu trong ngành nông nghiệp song chăn nuôi vẫn là ngành được coi là dễ bị tổn thương nhất. Đối với tiềm năng ngành chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi lợn, nếu quản lý tốt, tương lai ngành chăn nuôi sẽ được cải thiện, từ cuộc khủng hoảng thịt lợn cho thấy cho thấy thế mạnh của Việt Nam đối với ngành chăn nuôi lợn.
Đặc điểm:
– Sản xuất ra rất nhiều sản phẩm cùng thời điểm
– Hình thành 3 hình thức chăn nuôi: truyền thống, công nghiệp, sinh thái từ đó phát triển theo nhiều hướng cố định hay lưu động, sinh thái, theo qui mô nhỏ hay lớn
– Đối tượng là động vật mà con người sử dụng để lấy các sản phẩm là: Thịt, sữa, trứng, tuân thủ theo nguyên tắc sinh học
– Thức ăn là yếu tố chính quyết định đến việc phát triển và tăng trưởng
– Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng những công nghệ mới, kỹ thuật gen, gắn kết chặt với công nghệ thực phẩm.
3. Quy mô chăn nuôi tại Việt Nam:
Theo các số liệu thống kê thì hiện nay Việt Nam có đến hơn 10,9 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôi heo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò.
Quy mô chăn nuôi còn nhỏ bé, chủ yếu nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình, còn đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Trong số 4.131,6 nghìn hộ chăn nuôi thì số quy mô nhỏ (dưới 10 con lợn/hộ) chiếm khoảng 86,4%, còn số hộ quy mô siêu nhỏ (1-4 con lợn/hộ) chiếm 71,6% tổng số hộ chăn nuôi, nhưng chỉ sản xuất 43,2% tổng lượng thịt, trứng gia cầm.
Trong tổng số 7.864 nghìn hộ chăn nuôi, số hộ quy mô nhỏ (dưới 100 con gia cầm/hộ) chiếm 89,62% (hộ quy mô siêu nhỏ 1-19 con chiếm 54,39%) nhưng chỉ sản xuất 30% tổng số thịt gia cầm.
Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại chăn nuôi cả nước, và hiện nay tỷ trọng này đang có xu hướng tăng lên. Năm 2013 có 9.026 trang trại chăn nuôi. Hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm thấp đang cung cấp ra thị trường gần 70% sản phẩm thịt.
Trong khi đó, chăn nuôi thương mại quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, an toàn sinh học cao chỉ mới cung cấp trên 15% lượng thịt phục vụ tiêu thụ. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có khả năng chăn nuôi cao trong khu vực với năng lực sản xuất 27,5 triệu – 28 triệu con lợn, 300 triệu con gia cầm và 0,5 triệu bò sữa.
4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc chăn nuôi tại Việt Nam:
Thuận lợi:
– Công nghiệp trồng trọt kết hợp với chăn nuôi hiện nay đã mang đến nhiều lợi ích to lớn
– Hiện nay, một số loại gia súc lớn như trâu, bò không những nuôi lấy thịt mà còn được nông dân sử dụng rộng rãi trong việc trồng trọt hay chuyên chở hàng hoá.
– Các loại gia súc, gia cầm nhỏ như gà, ngan, vịt, . .. được tận dụng nguyên liệu có sẵn như ngô, rau, bèo. .. để chăn nuôi, giúp tiết kiệm tối ưu chi phí sản xuất.
– Hình thức các trang trại chăn nuôi đang có xu thế tăng dần, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến và đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, hướng đến nền chăn nuôi bền vững.
– Nhiều mặt hàng đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại những thị trường khó tính trên thế giới như: gà, vịt, thịt bò, heo nước ngọt, . ..
Khó khăn ngành chăn nuôi:
– Hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, không gắn kết chặt từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
– Giá thành sản phẩm còn cao, chưa có thương hiệu và không được quảng cáo rầm rộ.
– Thức ăn chăn nuôi, phân bón hay những sản phẩm thuốc thú y vẫn phải nhập nhiều nên giá vẫn cao.
– Quy mô sản xuất chỉ ở mức độ vừa và nhỏ nên chưa thể áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất nhằm tăng năng suất, chất lượng.
– Ngành chăn nuôi chưa biết cách đưa sản phẩm tiềm năng này ra nước ngoài. Trong khi đó, các sản phẩm từ Trung Quốc có thể dễ dàng nhập về Việt Nam với số lượng lớn với mức giá thành thấp hơn.
– Tồn tại tình trạng thực phẩm bẩn do mong muốn tiết kiệm chi phí chăn nuôi và thu lợi nhuận nhiều hơn bằng việc sử dụng chất cấm nhằm tăng trọng lượng gia súc, gia cầm. Dẫn đến việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn hơn.
– Doanh nghiệp thờ ơ việc quản lý giống và phòng chống dịch bệnh, gây hạn chế sự phát triển của các loài vật nuôi và không có chất lượng sản phẩm cao.
– Chủ chăn nuôi không có hiểu biết về chế độ ăn uống không hợp lý đối với vật nuôi theo từng thời kỳ, dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp.
5. Xu hướng chăn nuôi phải đối mặt:
– Đô thị hoá và truyền thông mạng tác động đến thị hiếu và hành vi tiêu dùng:
Xu hướng độ thị hoá nhanh chóng, truyền thông xã hội phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng cao. Tất cả điều này đã thay đổi quan niệm, lối sống, thói quen của người sử dụng thực phẩm.
Nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc protein động vật không những gia tăng về lượng tiêu dùng trên đầu người mà còn đa dạng hoá về chủng loại và nhiều cấp chất lượng hơn. Để theo kịp xu hướng tiêu dùng mới và cạnh tranh hiệu quả, mỗi doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi cần tiếp tục sáng tạo nhiều chủng loại và chất lượng độc đáo hơn nữa.
– Biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn nước ngầm:
Biến đổi khí hậu làm cho môi trường khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng lớn đến sản lượng và năng suất chăn nuôi. Biến đổi khí hậu cũng làm cạn kiệt nguồn nước ngầm dẫn đến hoạt động của các trang trại gặp không ít khó khăn, có trang trại đang gặp tình trạng phải đóng cửa chuồng. Một số trang trại hiện nay đang đầu tư theo mô hình chuồng khép kín, kiểm soát tốt khí hậu chuồng nuôi. Nhưng vốn đầu tư quá cao, khiến các hộ chăn nuôi nhỏ không thể nào áp dụng.
Đối với việc cạn kiệt nguồn nước ngầm bạn cần tìm nguồn cung cấp nước sạch trước khi tiến hành chăn nuôi.
– Dịch bệnh, an toàn sinh học và cách hành xử theo lối mòn:
Tình trạng bệnh dịch trên gia súc xảy ra ngày càng nhiều, điển hình như đợt dịch tả heo Châu Phi phức tạp và khó kiểm soát. Dù đã dốc cố nhưng vẫn ảnh hướng nghiêm trọng.
Để giảm thiểu tối đa những điều trên chúng ta cần có sự đầu tư mạnh và động bộ từ giáo dục ý thức đối với đội ngũ công nhân trong đơn vị, xây dựng vành đai an toàn sinh học nhiều bậc, các chuỗi cung ứng và quy trình vận chuyển, giao nhận hàng, quy trình cách ly khử trùng người và động vật, . ..
Bên cạnh đó nhiều trang trại cũng có tình trạng “giấu dịch”, dẫn đến việc vô tình hay cố ý để gia súc đã nhiễm vào “bán chạy dịch” này.
– Ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hoá và quản lý theo công nghệ 4.0:
Các dự án trang trại với quy mô lớn bao gồm các trang thiết bị công nghệ, điều khiển tự động luôn được đầu tư ở mức cao. Ngoài các mặt tích cực thì cũng sẽ có mặt tiêu cực đi kèm. Nếu như không kịp chuẩn bị theo xu hướng này. Tình trạng thiếu hụt nhân lực nhằm phục vụ nhu cầu phát triển trang trại chăn nuôi công nghệ cao là điều không thể tránh khỏi.
– Xuất nhập khẩu thịt và các sản phẩm chăn nuôi:
Việc hội nhập và giao lưu thương mại, trong đó có ngành chăn nuôi, giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới là xu hướng tất yếu. Các dòng thuế nhập khẩu theo lộ trình đang và sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa, nếu doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi không có những biện pháp ứng xử thích hợp thì chắc chắn nhiều ngành hàng, nhất là ngành hàng nông sản và chăn nuôi sẽ bị thiệt hại ít hay nhiều trong tiến trình hội nhập.