Khi tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán, tác giả nhận thấy rằng, đây là một lĩnh vực phức tạp, từ lý luận, quy định của pháp luật cho đến thực tiễn. Một trong những nội dung quan trọng trong lĩnh vực này là lưu ký chứng khoán. Vậy Ngân hàng lưu ký là gì? Đặc điểm của ngân hàng lưu ký theo Luật chứng khoán?
Mục lục bài viết
1. Ngân hàng lưu ký là gì?
Ngân hàng lưu ký là cách gọi ngắn gọn để chỉ ngân hàng thương mại hoạt động lưu ký chứng khoán và được xác định là thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 56, Luật Chứng khoán, ngân hàng lưu ký là ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
2. Điều kiện ngân hàng thương mại được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán:
Ngân hàng thương mại được đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau đây: (Khoản 1, Điều 57 Luật Chứng khoán)
Thứ nhất, có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hoạt động lưu ký chứng khoán.
Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam là văn bản pháp lý quyết định đến sự ra đời hợp pháp của ngân hàng, đây là văn bản do ngân hàng nhà nước cấp cho ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện thành lập. Nội dung về hoạt động lưu ký chứng khoán cũng được thể hiện trong văn bản này. Ví dụ: Trong Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có ghi nhận nội dung hoạt động của ngân hàng này là: “Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo văn bản chấp thuận của ngân hàng nhà nước Việt Nam và các quy định của pháp luật.”
Thứ hai, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi trong năm gần nhất.
Tỷ lệ an toàn vốn trong tiếng anh là “Capital Adequacy Ratio (CAR)”, Tỷ lệ an toàn vốn được sử dụng như một chỉ số để ngân hàng và nhà đầu tư nhận biết mức độ rủi ro của từng ngân hàng. Tỷ lệ này thường được sử dụng để báo hiệu cho người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và cũng nhằm mục đích tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại. Điều 9, Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ: Từng ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) = (Vốn tự có riêng lẻ/Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ) x 100%.
Thứ ba, có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Đây là các điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện cơ bản, hiệu quả hoạt động lưu ký chứng khoán và thanh toán giao dịch chứng khoán. Việc đáp ứng điều kiện này khá đơn giản và một khi ngân hàng đã có ý thức hoạt động lưu ký chứng khoán thì đây là điều hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng.
3. Đặc điểm và các ngân hàng lưu ký tại Việt Nam:
Đặc điểm của ngân hàng lưu ký được xây dựng dựa trên quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện của ngân hàng này. Các đặc điểm bao gồm:
Thứ nhất, ngân hàng lưu ký là ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh đồng vốn. Doanh nghiệp Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc thù. Chất liệu kinh doanh chủ yếu của loại hình này là ” Quyền sử dụng” các khoản kinh tế Ngân hàng vừa là nguồn “cung cấp” đồng thời cũng là nguồn “tiêu thụ” đồng vốn của khách hàng. Theo giải thích tại Khoản 3, Điều 4,
Thứ hai, ngân hàng lưu ký thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng.
Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký. (Khoản 34 Điều 4 Luật Chứng khoán). Như vậy, việc cung cấp dịch vụ chứng khoán là hoạt động ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng,giúp khách hàng thực hiện các hoạt động liên quan đến chứng khoán lưu ký và sẽ được khách hàng thanh toán phí dịch vụ.
Quyền thanh toán cũng như đặc điểm của ngân hàng lưu ký về thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 63 Luật Chứng khoán: “thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thanh toán và phải tuân thủ nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền.”
Các định chế tài chính lớn, đóng vai trò là ngân hàng lưu ký cho việc phát hành DRs trên thị trường quốc tế chủ yếu đặt tại Mỹ. Hiện nay, có bốn định chế tài chính lớn chi phối thị trường DRs, bao gồm: J.P Morgan Chase &Co, Citigroups, Bank of NewYork Mellon và Deutsche Bank.
Hiện nay, tại Việt Nam có 14 ngân hàng lưu ký, cụ thể:
– Ngân hàng Citibank N.A, chi nhánh Hà Nội.
– Ngân Hàng Deutsche Bank AG – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số 09/GPHĐLK do Chủ tịch UBCKNN cấp ngày 16/10/2000
– Ngân Hàng Far East National Bank – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Giấy phép hoạt động chi nhánh Ngân hàng nước ngoài số 03/NHNN-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 20 tháng 05 năm 2004.
Được phép thực hiện lưu ký chứng khoán cho tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và được tham gia vào các hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán.
– Ngân Hàng JPMorgan Chase N.A – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Giấy phép hoạt động chi nhánh Ngân hàng nước ngoài số 09/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 27 tháng 07 năm 1999.
Ngân hàng JPMorgan Chase N.A – Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh được phép thực hiện lưu ký chứng khoán cho tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và được tham gia vào các hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán.
– Ngân hàng Sinopac – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số 21/UBCK-GCN do Chủ tịch UBCKNN cấp ngày 27/7/2007.
– Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong.
– Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
– Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
– Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
– Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn INDOVINA. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số 25/UBCK-GCN do Chủ tịch UBCKNN cấp ngày 4/7/2008.
– Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam).
– Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam.
– Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Standard Chartered (Việt Nam).
– Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Woori Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, hoạt động của các ngân hàng lưu ký tại Việt Nam ngày càng hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng, các ngân hàng cũng ngày càng phát triển, tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển trong hoạt động lưu ký chứng khoán. Pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn, nhằm giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc, tạo sự linh hoạt nhưng vẫn đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Chứng khoán năm 2019.