Ngăn càn không cho gia đình khác đi lối đi chung phải làm thế nào? Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Ngăn càn không cho gia đình khác đi lối đi chung phải làm thế nào? Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có mua của ông A một lô đất,đã làm bìa xong. Nhưng khi làm nhà thì bị nhà cạnh bên lô đất tôi mua chặn xe chở vật liệu vào làm nhà và đòi tiền. Vì họ nói đường này của họ. Tôi đã làm đơn lên Ubnd xã đã có giấy mời 2 nhà lên làm việc nhưng họ không lên. Mà họ cứ đòi tiền. Tôi đã kiểm tra địa chính thì đây là đường chung của xã hội. Vậy cho tôi hỏi tôi có kiện đươc họ tội cưỡng đoạt tài sản tôi không? Tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 12
Ngoài ra, Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
"Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Theo quy đinh trên,nếu lối đi qua thuộc phần đất của gia đình nhà hàng xóm thì bạn có quyền yêu cầu nhà hàng xóm cho mình một lối đi qua và đền bù một khoản tiền tương ứng theo thỏa thuận. Còn trường hợp lối đi qua là tài sản của Nhà nước thì bạn và nhà hàng xóm đều có quyền sử dụng như sau với lối đi chung đó.
Hành vi cản trở bạn vận chuyển vật liệu xây dựng và đòi tiền của gia đình hàng xóm, tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi cản trở mà người đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do bạn không nêu rõ hàng xóm có hành vi cản trở cụ thể như thế nào nên chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Hành vi cản trở và đòi tiền chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản khi có đủ yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản, bao gồm:
Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Chủ thể:
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là bất kỳ người nào đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác.
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
– Có hành vi đe doạ dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm tội đe doạ sẽ thực hiện một hành động (hay đe doạ sẽ sử dụng sức mạnh vật chất) để gây thiệt hại cho người bị hại. Mục đích của việc đe doạ này là làm cho người bị hại sợ và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe doạ nêu trên.
+ Đe doạ trực tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ bằng lời nói, cử chỉ, hành động… công khai, trực tiếp với người bị hại.
+ Đe doạ gián tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ thông qua các hình thức như: nhắn tin, điện thoại, thư… mà không gặp người bị hại.
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
– Có hành vi đe doạ dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm tội đe doạ sẽ thực hiện một hành động (hay đe doạ sẽ sử dụng sức mạnh vật chất) để gây thiệt hại cho người bị hại. Mục đích của việc đe doạ này là làm cho người bị hại sợ và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe doạ nêu trên.
+ Đe doạ trực tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ bằng lời nói, cử chỉ, hành động… công khai, trực tiếp với người bị hại.
+ Đe doạ gián tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ thông qua các hình thức như: nhắn tin, điện thoại, thư… mà không gặp người bị hại.
>>> Luật sư tư vấn về xử lý hành vi cản trở người khác sử dụng đất: 1900.6568
– Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó.
Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe doạ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ (ví dụ: Doạ tố cáo bí mật đời tư của một người, mà bí mật này sẽ ảnh hưởng đến danh dự của họ) hoặc doạ gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội khác như các mối quan hệ kinh doanh (Ví dụ: phát hiện nước giải khát đóng chai của một công ty có tạp chất, đã doạ công ty này phải đưa một khoản tiền lớn để người phạm tội không tiết lộ thông tin này…)
Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ lúc người phạm tội thực hiện xong hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác kèm theo đòi hỏi về giao tài sản để (với mục đích) chiếm đoạt. Nếu chỉ thuần tuý đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần mà không có hay không gắn liền vối yêu cầu về tài sản để chiếm đoạt thì không cấu thành tội phạm này.
Như vậy, bạn cần xác định hàng xóm có hành vi đe dọa sẽ sử dụng vũ lực hay thủ đoạt uy hiếp tinh thần khác hay không và mục đích của hành vi có phải để chiếm đoạt tiền hay không, nếu có thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản và bị xử phạt theo quy đinh tại Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:
"Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
Nếu hành vi của người đó chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy thuộc những biện pháp mà họ dùng để cản trở, họ có thể bị xử phạt hành chính về hành vi cản trở việc sử dụng đất của người khác theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP:
"Điều 11. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."