Khi nhắc tới chuyên viên chính chúng ta thường nghĩ tới những yêu cầu đối với công việc cao hơn bình thường, chính vì thế nên buộc họ phải có tác phong làm việc chuyên nghiệp và phải đáp ứng đủ các tiêu chí được đề ra. Vậy ngạch chuyên viên chính là gì? Bậc lương chuyên viên chính là như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ngạch chuyên viên chính là gì?
Khi nhắc tới một chuyên viên chúng ta hiểu tới mức độ thành thạo cũng như là sự chuyên nghiệp của họ, thuật ngữ chuyên viên chính để chỉ một trong những chức danh hành chính với những yêu cầu khắt khe, chuyên nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ cao về một cũng như một số lĩnh vực trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, và các chuyên viên này thường thì họ sẽ có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan đơn vị tham mưu tổng hợp xây dựng cũng như tổ chức thực hiện chế độ chính sách theo ngành, lĩnh vực của địa phương. Cụ thể:
Thứ nhất đối với một người được ở vị trí chuyên viên chính họ cần nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước và hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ, công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để thực hiện công việ một cách thuần thục nhất.
Thứ hai, đối với một chuyên viên chính thì cần có kế hoạch phát triển như chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện và xây dựng các đề án, dự án, chương trình công tác, đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành.
Một điều không thể thiếu đối với mỗi chuyên viên chính đó là thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính theo đúng thể thức pháp luật quy định đối với văn bản cụ thể nào đó, quy trình, thủ tục và thẩm quyền và trình bày và bảo vệ được các ý kiến, nội dung đề xuất, giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao theo dõi, quản lý
Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đang công tác; thực hiện, đề xuất các biện pháp kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra còn cần biết cách tổ chức phối hợp, tổ chức kiểm tra, tổng kết thực thi chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
Một chuyên viên chính cũng cần phải nắm được tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý.
Căn cứ theo quy định của pháp luật khi một công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì phải là người đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu.
Hiện nay căn cứ theo các quy định mới ban hành thì tiêu chuẩn thi chuyên viên chính 2021 có nhiều sự khác biệt so với những năm trước. Bộ tiêu chuẩn thi chuyên viên năm 2021 có nhiều quy định cụ thể hơn đối với việc xét về phẩm chất, đạo đức Người thi chuyên viên phải là người có bản lĩnh thực sự, kiên định tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng và nhà nước và bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Người thi chuyên viên phải đảm bảo có những phẩm chất theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ” cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Xét về phẩm chất, đạo đức”.
Ngoài ra chuyên viên chính cần phải có đủ yêu cầu về năng lực làm việc Người thi chuyên viên chính phải là người đã có chuyên môn, hiểu biết về những lĩnh vực cần làm. Theo quy định thì chuyên vên chính để thi tuyển có tối thiểu bằng đại học ở các chuyên ngành phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác, thí sinh dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có chứng chỉ nâng ngạch kiến thức phù hợp với tiêu chuẩn ngạch chuyên viên hoặc trình độ cao cấp lý luận chính trị. Từ đó ta có thể thấy, tiêu chuẩn thi chuyên viên chính đã có nhiều điểm đột phá so với các quy định cũ của các năm trước với mục đích nhằm giảm đi những quy trình phức tạp trong thi tuyển mà vẫn đảm bảo được năng lực thực tế của chuyên viên tại các vị trí việc làm.
Tóm lại chúng ta hiểu rằng đối với một chuyên viên chính hoặc tương đương là một phần trong ngạch chuyên viên. Mã ngạch chuyên viên chính là 01.002. Chuyên viên chính bao gồm công chức hành chính có chuyên môn nghiệp vụ cao trong các đơn vị, cơ quan tham mưu, tổng hợp như Thanh tra viên chính, Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính…
2. Bậc lương chuyên viên chính:
Ngoài các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với chuyên viên chính thì bậc lương chuyên viên chính cũng là vấn đề rất được quan tâm, đây là các mức thăng tiến về lương của người chuyên viên theo từng cấp bậc. Không phải tất cả các chuyên viên chính đều được hưởng một bậc lương như nhau và đối với mỗi một cấp bậc lương khác nhau sẽ có hệ số lương tương ứng nhất định.
Như vậy nên, mức lương của các chuyên viên sẽ là sự phân cấp thứ bậc trong hệ thống cơ quan, bộ máy nhà nước và theo mỗi cấp bậc sẽ được tính theo hệ số lương khác nhau từ đó cho thấy với bậc lương càng cao thì tương ứng với đó là mức lương thực lĩnh của người đó sẽ càng cao.
Theo cấp bậc lương trong bảng lương có thể có một hoặc là có nhiều ngạch lương, ngạch lương thể hiện trình độ, vị trí làm việc khác nhau bên trong một ngạch có một mức lương chuẩn và một số bậc lương thâm niên. Từ đó nên việc nâng bậc lương trong ngạch chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao và thâm niên giữ bậc, nhưng khi chuyển từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn thì phải thi nâng ngạch. Bên cạnh đó thông qua ngạch lương sẽ phân loại được rõ ràng dựa vào trình độ và vị trí làm việc của mỗi người.
Căn cứ theo Điều 3 của
– Chuyên viên cao cấp | Mã số ngạch: | 01.001 |
– Chuyên viên chính | Mã số ngạch: | 01.002 |
– Chuyên viên | Mã số ngạch: | 01.003 |
– Cán sự | Mã số ngạch: | 01.004 |
– Nhân viên | Mã số ngạch: | 01.005 |
Như vậy thông qua bảng này chúng ta thấy được rằng trong cơ quan nhà nước sẽ có các ngạch công chức khác nhau như ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, nhân viên.
Như vậy nếu trong trường hợp công chức muốn thay đổi mã ngạch thì phải đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định và phải thi nâng ngạch. Vì thế không phải tất cả mọi trường hợp đều có thể thi nâng ngạch mà phụ thuộc vào chức danh hiện đang đảm nhiệm và có đáp ứng được các điều kiện theo quy định hay không thì mới có thể thực hiện việc thi nâng ngạch. Theo đó, các ngạch công chức chuyên ngành hành chính:
a) Chuyên viên cao cấp Mã số: 01.001
b) Chuyên viên chính Mã số: 01.002
c) Chuyên viên Mã số: 01.003
d) Cán sự Mã số: 01.004
đ) Nhân viên Mã số: 01.005.
Các ngạch công chức chuyên ngành văn thư:
a) Văn thư viên chính Mã số: 02.006
b) Văn thư viên Mã số: 02.007
c) Văn thư viên trung cấp Mã số: 02.008.
3. Nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên chính:
– Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ của toàn ngành, hoặc nhiều lĩnh vực ở cấp tỉnh (Sở) gồm các việc:
+ Xây dựng các phương án kinh tế – xã hội, các đề án quyết định phương hướng quản lý một lĩnh vực hoặc những vấn đề nghiệp vụ cho toàn ngành, toàn tỉnh, theo đường lối chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
+ Nghiên cứu, xây dựng các quy chế, luật lệ, thể lệ nghiệp vụ quản lý của lĩnh vực nhằm đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo quản lý có hiệu lực và hiệu quả theo hướng dẫn của tổ chức quản lý nghiệp vụ cao hơn.
– Tổ chức được việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của ngành, tỉnh.
– Tổ chức được sự phối hợp và xây dựng nguyên tắc phối hợp công tác quản lý nghiệp vụ của lĩnh vực quản lý trong ngành (cho từng cấp) và với các ngành liên quan nhằm thực hiện sự đồng bộ trong quản lý.
– Tổ chức được việc chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lý nghiệp vụ thống nhất (thông tin quản lý – thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, nề nếp báo cáo thường kỳ, báo cáo nhanh, những thủ tục hành chính nghiệp vụ theo yêu cầu lãnh đạo).
– Tổ chức tập hợp tình hình, tiến hành phân tích, tổng kết, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi cơ cấu quản lý, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.
– Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu những đề tài về quản lý nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý.
– Tham gia biên soạn (từng phần hoặc chuyên đề) các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong ngành bằng mọi hình thức.