Quần cư được hình thành từ việc dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố lớn hình thành nên các siêu đô thị. Vậy quần cư là gì? Đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh có thêm kiến thức về nội dung này nhé!
Mục lục bài viết
1. Quần cư là gì?
- Theo nghĩa hẹp, quần cư được hiểu là dân cư sống quây tụ lại ở các vùng địa lý khác nhau.
- Theo nghĩa rộng, quần cư được hiểu là từ dùng để chỉ một loại hình thức biểu hiện cụ thể phân bố dân cư, động thực vật sinh sống trên bề mặt Trái Đất.
- Trong quần cư bao gồm cả các điều kiện giúp sinh vật phát triển và sinh tồn một cách thuận lợi.
2. Đặc điểm quần cư:
Có thể hiểu rằng là quần cư là sự phân tán của các cá thể trong không gian, gắn liền với quá trình sản xuất và phát triển công nông nghiệp.
Hiện nay, ở các khu đô thị thường có trình độ sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển. Do đó, quy mô dân số tại quần cư thành thị sẽ tập trung và cao hơn so với vùng quần cư nông thôn. Bên cạnh đó, do sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, các quần cư nông thôn đang ngày càng phát triển. Quần cư nông thôn không chỉ phát triển về quy mô mà còn đang dần thay đổi về cấu trúc, chức năng…. Ngoài chức năng chính của quần cư nông thôn là chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thì hiện nay quần cư nông thôn còn đang hướng tới mục tiêu phát triển hoàn thiện về lâm nghiệp, thủ công nghiệp, thể thao, du lịch…
Theo thống kê hiện nay, quá trình đô thị hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều này thúc đẩy cho các quần cư nông thôn ngày càng xích lại gần hơn với các quần cư thành thị.
3. Đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta:
Căn cứ vào các tiêu chí của mỗi điểm dân cư như chức năng, vị trí địa lý, mức độ tập trung, kinh tế kiến trúc hạ tầng, quy hoạch… để phân loại các loại hình quần cư. Có 2 loại hình quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Quần cư nông thôn
- Về mật độ dân số: Mật độ dân số ở quần cư nông thôn thường khá thấp.
- Về tên gọi của điểm quần cư: Phụ thuộc vào người dân sống tập trung thành các điểm dân cư với nhiều quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư đó có tên gọi khác nhau tuỳ thuộc vào dân tộc và địa bàn cư trú, thông thường được gọi là làng, ấp (theo người Kinh), bản (theo người Tày, Thái, Mường, …), buôn, plây (theo các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc ( theo người Khơ-me).
- Về hình thái nhà cửa: Nhà cửa thường khá thấp và phân bố thưa thớt. Tuy nhiên, diện mạo làng quê của quần cư nông thôn hiện nay ngày càng có nhiều những thay đổi theo hướng tích cực hơn.
- Về hoạt động kinh tế chủ yếu: Dân cư sống trong quần cư nông thôn chủ yếu hoạt động kinh tế nông nghiệp (nông nghiệp lâm nghiệp ngư nghiệp) phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn phân bố trải rộng theo lãnh thổ. Hiện nay, tỉ lệ dân cư ở nông thôn không làm nghề nông nghiệp ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Đây chính là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Về chức năng: Chức năng chủ yếu của quần cư nông thôn là chức năng hành chính và chức năng văn hóa xã hội.
Quần cư thành thị
- Về mật độ dân số: Mật độ dân số ở quần cư thành thị thường cao và rất cao, dày đặc.
- Về tên gọi của điểm quần cư: Tên gọi ở các điểm quần cư thành thị thường là phường, quận, khu đô thị, chung cư,…
- Về hình thái nhà cửa: Nhà ở thường là nhà ống, nhà cao tầng nằm san sát nhau khá phổ biến. Ngoài ra còn có các kiểu nhà như là các biệt thự, nhà vườn, các chung cư hay khu đô thị mới.
- Về hoạt động kinh tế chủ yếu: Dân cư sống trong quần cư thành thị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Về chức năng: Chức năng chủ yếu của quần cư thành thị là các thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật quan trọng.
4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá tới các loại hình quần cư ở nước ta:
Quá trình đô thị hóa mang lại rất nhiều hệ lụy cho mọi lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước cũng như cho các loại hình quần cư, đặc biệt là quần cư nông thôn.
Quá trình đô thị hoá tác động đến môi trường.
- Do sức ép gia tăng dân số, sự pha trộn giữa các lối sống với nhau, sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật còn yếu kém… việc quá trình đô thị hoá diễn ra đã làm suy thoái môi trường sống của con người.
- Do sự bùng nổ của các hoạt động xây dựng, khí thải xả ra từ các phương tiện giao thông cơ giới, khói bụi từ các nhà máy, các khu vực sản xuất, nước thải công nghiệp ( bao gồm cả chất thải rắn và lỏng ), chất thải tại bệnh viện không được xử lý, việc đốt rơm, đốt rạ, đốt chất thải của người dân, đã làm gia tăng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, nước thải sinh hoạt gây hại cho sức khỏe của con người, cộng đồng và môi trường.
- Bên cạnh đó, các đô thị ở nước ta còn đang phải đối mặt với các vấn đề về biến đổi khí hậu gây mưa lớn, bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất tác động nghiêm trọng đến phát triển hệ thống đô thị ở các khu vực miền núi.
Quá trình đô thị hoá tác động đến kinh tế.
- Đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
- Quá trình đô thị hoá góp phần tạo cơ hội để con người sáng tạo, năng động, cơ hội việc làm, dịch vụ xã hội, năng suất lao động tăng, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp sản xuất,…
- Bên cạnh đó, việc thực hiện quá trình đô thị hoá khiến cho người nông dân bị mất đất canh tác phải chuyển đổi nghề nghiệp do phải lấy đất nông nghiệp chuyển thành các khu công nghiệp để thu hút đầu tư. Do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, đất mới chuyển đổi thành các khu công nghiệp này bị sử dụng một cách lãng phí.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh cùng với sức ép gia tăng dân số các điều kiện về kết cấu hạ tầng sẽ bị quá tải (nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước,…) không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân sinh sống tại các đô thị. Ngoài ra, người dân thành thị phải chịu áp lực về thất nghiệp, an ninh xã hội không được đảm bảo, các tệ nạn xã hội sẽ ngày càng nảy sinh.
Quá trình đô thị hoá tác động đến xã hội.
- Thay đổi chuẩn mực văn hoá, cách ứng xử của mỗi cư dân trong gia đình và đời sống xã hội. Bên cạnh đó, quá trình đô thị còn làm thay đổi các mối quan hệ họ hàng, các mối quan hệ đa chiều do sự pha trrọn nhiều tầng lớp dân cư và sự chuyển đổi các mô hình tổ chức.
- Dưới tác động của đô thị hoá khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, sự chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, địa phương, giữa các nhóm thu nhập trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ đô thị như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, môi trường,…
5. Phân bố dân cư trên thế giới hiện nay:
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phân bố dân cư trên thế giới hiện nay như: yếu tố về điều kiện tự nhiên (Khí hậu, địa hình , đất, khoáng sản,..) ; yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội ( Trình độ phát triển kinh tế, phương thức sản xuất…)
Hiện nay, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. Mật độ dân cư thay đổi theo thời gian.
Các khu vực dân cư tập trung đông đúc là:
+ Các khu vực đồng bằng châu Á gió mùa như: Đông Á (miền Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản), Nam Á (Băng-la-đét, Ấn Độ, Pa-kit-xtan), Đông Nam Á, Tây Á.
+ Khu vực các nước Châu Âu ( Tây Âu, Nam Âu, Đông Âu trừ Liên Bang Nga).
+ Anh (thủ đô Luân Đôn), ở Đức, Hà Lan và Bỉ.
Các vùng dân cư thưa thớt là:
+ Vùng băng giá, đồng rêu ven Bắc Băng Dương (vòng cực Bắc, đảo Greenland, các đảo và quần đảo phía bắc Canada, phần Bắc Xibia, vùng viễn đông Liên Bang Nga).
+ Những vùng hoang mạc rộng mênh mông ở châu Phi ( hoang mạc Xahara, Calahari, Namip), ở Úc, châu Á và ở châu Đại Dương.
+ Vùng rừng rậm rạp xích đạo ở Nam Mĩ (Amazon), ở châu Phi và ở những vùng núi cao hầu như không có người sinh sống.