Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín là nội dung câu hỏi ôn tập bài Mùa xuân chín trang sách giáo khoa Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1. Bài viết dưới đây mà mẫu gợi ý cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín hay nhất. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín ngắn gọn:
Mẫu 1:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ:
– là người có những cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong cảm nhận về sự chín muồi của mùa xuân;
– là người có tình yêu thiên nhiên nồng nàn, say mê cuộc sống, khao khát được sống, khao khát được giao lưu nhưng cũng có chút bồn chồn về thời gian trôi qua và tiếc nuối về việc “theo chồng bỏ cuộc chơi” của các cô gái.
Mẫu 2:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt với những cảm xúc được đưa lên đến cực độ. Qua bức tranh mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ, nhà thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và mong muốn được giao lưu với cuộc sống. Nhân vật trữ tình khéo léo ẩn mình trong vai trò của một người “khách xa” thể hiện nỗi nhớ sâu sắc với làng quê, quê hương và nỗi băn khoăn, lo lắng, trăn trở trước những đổi thay của cuộc sống.
2. Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín hay nhất:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa xuân chín hiện lên cùng âm thanh sống động. Nó đọng lại trong từng âm tiết của bài thơ, âm thanh rung động, “vắt vẻo” hòa quyện với âm trầm “hổn hển” thể hiện sự chuyển đổi cảm xúc rất tinh tế và khéo léo. Tâm hồn nhà thơ đã hòa nhập hoàn toàn vào thế giới âm thanh mùa xuân. Giọng hát như bay bổng, như ngập ngừng, như nấn ná giữa “lưng chừng núi”. Những âm vang của giọng hát như giăng mắc, rung động “vắt vẻo” gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc rung động trong lòng nhà thơ.
Tiếng hát “hổn hển” được ví “với lời của nước mây”, đó là lời của thiên nhiên. Hai chữ “hổn hển” như hơi thở vội vã, hối hả tràn ngập hương xuân, tình xuân, những cung bậc cảm xúc vừa thực lại vừa mơ màng lạ kỳ. Tiếng hát của những cô gái thôn quê thật đáng yêu, như làm say đắm tâm hồn con người, như lấp đầy cả không gian, góp phần tạo nên một “mùa xuân chín”. Và còn có tiếng thì thầm dưới bóng tre, chắc hẳn là một lời thổ lộ, là lời nói thân thương gần gũi. “Vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thì” là ba âm thanh của mùa xuân đang chín, thấm sâu vào tâm hồn con người, nhẹ nhàng êm dịu, chan chứa tình yêu. Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của bài hát đồng quê làm say đắm tất cả mọi người, để rồi cùng nhà thơ cảm thấy xúc động: “Nghe ra ý vị và thơ ngây…”.
Bài hát mùa xuân mộc mạc, lãng mạn và đáng yêu, sắc xuân, hương xuân, tình yêu mùa xuân “đang chín” dần trong trái tim của những cô gái làng quê, bỗng ngập ngừng như có sự hẫng hụt và lo lắng:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi
“Đám xuân xanh ấy” là bài hát của những cô gái làng quê, đang “thầm thì với ai ngồi dưới trúc” và sẽ “theo chồng bỏ cuộc chơi… Lòng người và thiên nhiên dường như gắn chặt với mùa xuân đang trôi qua, tuổi trẻ ngây thơ cũng đang dần trôi qua theo thời gian.
Hàn Mặc Tử là lữ khách đi qua mùa xuân, bắt gặp ý nghĩa của mùa xuân: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín…”. Nét cổ điển truyền thống “xuân hướng lão” pha lẫn hiện đại, tươi mới khiến bài thơ thêm sâu lắng. Nhìn mùa xuân chín ấy, lòng nhà thơ thổn thức:
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Hình ảnh của những kỷ niệm hiện lên với nỗi buồn đẹp đẽ, trải dài trong không gian mênh mông. Nhà thơ nhớ con người, nhớ quê. Mỗi một nổi nhớ đều rất hoài niệm. Nhớ một công việc cụ thể: “gánh thóc” trong không gian cụ thể: “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Chỉ có “chị ấy” là điều mà người đọc không thể biết, chỉ có tác giả biết để “sực nhớ”, mà thầm hỏi. Và mơ hồ lo sợ “mùa xuân chín” ấy sẽ trôi qua. Có lẽ đây chính là nét thơ của Hàn Mặc Tử, tâm hồn Hàn Mặc Tử khao khát giao lưu với cuộc sống nhưng luôn mang trong mình cảm giác cô đơn, trống trải và hụt hẫng.
3. Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín điểm cao nhất:
Bài thơ “Mùa xuân chín” là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử.
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang”
Bức tranh mùa xuân nơi thôn quê thật bình yên, duyên dáng, đằm thắm. Trong làn nắng dịu dàng của bầu trời, khói như tan đi, tạo nên vẻ đẹp vừa mơ màng vừa chân thực. Khung cảnh hiện ra khiến chúng ta không khỏi xao xuyến trước bầu trời thanh bình lúc này.
Trên những mái nhà tranh nơi thôn quê nghèo, điểm xuyết sắc hoa thiên lý, cơn gió nhẹ đưa những chiếc lá xanh, tạo nên âm thanh lạ lùng” sột soạt”, mọi thứ thật dịu dàng và thân thương. Mùa xuân đang len lỏi vào cảnh vật, thiên nhiên, đất trời, lòng người như hòa quyện vào nhau:
“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;”
Vạn vật đều mang sức mạnh của mùa xuân, tắm mình trong mưa xuân làm cho cỏ cây có một sức sống mới tràn đầy sắc xanh “gợn tới trời” như đùa giỡn với nắng, gió và mây. Những bài hát chào xuân của các cô gái làng quê đầy ắp tình yêu, khi mùa xuân đến, ai cũng vui, phấn khởi, tâm hồn tràn đầy sức trẻ, yêu đời. Giai điệu nhạc vang lên cùng lời ca:
“Ngày mai trong đám xuân xanh đó
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.”
Niềm vui mùa xuân hòa quyện với niềm vui hạnh phúc của đôi lứa, thế là ngày mai trong đám cưới cô gái làng quê ấy, có người đi lấy chồng bỏ lại sau lưng những cuộc vui, có chút tiếc nuối nhưng cũng xen lẫn trong niềm vui. Mùa xuân tô sắc cuộc sống, kết nên quả ngọt ngào cho tình yêu, mùa của niềm tin và hạnh phúc.
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với người nào ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…”
Tình yêu cuộc sống được thể hiện trong lời ca thơ mộng, trong trẻo, tinh nghịch của “tiếng ca vắt vẻo” trên đỉnh núi, hòa quyện với cảnh vật, vang vọng mãi. Những âm thanh như chuyển động theo nhịp thời gian, “hổn hển” “thì thầm” với nhau, đầy ý nghĩa và tình cảm. Giọng thơ khiến người ta thấy bồn chồn, xao xuyến đến lạ kỳ.
“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị đó năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
Nếu ở khổ thơ đầu là hình ảnh cây cỏ xanh tươi, thì đây là hình ảnh cảnh vật khi xuân đã chín, xuân không còn thơ mộng như lúc mới hát, mà mang màu buồn tiếc nuối, màu nắng gió đồng quê: “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Từ “mang” ở cuối bài thơ khiến câu thơ mang một tâm trạng mơ hồ khó tả, như nỗi lòng đang băn khoăn, nặng trĩu xót xa cho số phận người con gái:
“Chị đó năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
Nếu ngày xưa, khi còn trẻ, nhịp điệu mùa xuân ngân vang cùng bao cô gái với lời ca êm dịu, tiếng hát chào mừng thì giờ đây khi xuân đã chín, xa rời mùa xuân xanh tươi ngày xưa, “chị ấy” giờ đã trở thành người phụ nữ với bao nỗi lo toan của cuộc sống. Cuộc sống, công việc của một người mẹ, người vợ nặng nề hơn, nhưng dù có gian khổ, có vất vả, nhọc nhằn vẫn làm bừng sáng vẻ đẹp rạng ngời.
Bài thơ rất nhẹ nhàng, ngôn từ giản dị nhưng nhà thơ Hàn Mặc Tử đã lựa chọn tinh tế trong từng câu chữ. Qua đó ta thấy được một bầu trời yêu thương, nhưng bên cạnh đó cũng mang nỗi nhớ da diết về chốn quê nhà vất vả, gian nan.