Nêu các đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung? Bài viết dưới đây của chúng mình sẽ giúp bạn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến dải đồng bằng ven biển Trung Bộ. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Nêu các đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
– Địa hình:
Đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung là đồng bằng dài nhất nước ta, có bờ biển dài và hẹp với 1.430 km. Nơi nhỏ nhất rộng khoảng 50 km. Địa hình tương đối đa dạng, có cả núi và biển, sông lớn.
Địa hình đồng bằng thoải dần ra biển theo độ cao: 40 – 25m, 25 – 15m, 15 – 5m, 5 – 4m. Có nhiều cồn cát và bán đảo, một số cao tới 40 – 50m.
Nơi đây còn đặc biệt bị cắt xẻ bởi các dãy núi kéo dài ra biển như: dãy Hoành Sơn – đèo Ngang, dãy Bạch Mã – đèo Hải Vân, dãy Nam Bình Định – đèo Cả, các dãy núi này dẫn đến khí hậu nơi đây bị chia cắt thành nhiều vùng khác nhau.
Địa hình Đồng bằng duyên hải miền Trung được chia theo chiều dọc, từ Đông sang Tây, thành 3 dải lớn như sau:
- Vùng ven biển có nhiều cồn cát.
- Ở giữa là các vùng trũng.
– Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đa dạng về loại hình, phù sa ngọt và phù sa mặn tập trung ở vùng ven biển, thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm và nuôi trồng thủy sản.
Ở vùng đồi núi và đồng bằng có đất đỏ bazan ( Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị) thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, chè búp…
Ở vùng gò đồi , đồi trước núi rộng lớn rất thích hợp cho việc chăn thả gia súc.
Đất nông nghiệp ở đồng bằng rất thích hợp để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
– Tài nguyên nước
Vùng duyên hải miền Trung có 14 hệ thống sông ngòi với 54 con sông lớn nhỏ, tiêu biểu là sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng… với tổng trữ lượng nước khoảng 10 tỷ m3.
Vì vậy, nếu phát triển thủy lợi tốt, vẫn đảm bảo đủ nước cho nông nghiệp vào mùa khô. Sông ngòi vùng này ngắn nhưng có độ dốc lớn nên có trữ lượng thủy điện lớn, cho phép xây dựng nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ như thủy điện Bàn Thạch, sông Hinh và thuỷ điện Vĩnh Sơn.
– Tài nguyên sinh vật
Khu vực này có tài nguyên rừng lớn thứ hai cả nước sau Tây Nguyên
Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm như Đinh, Lim, Sến Táu, đặc biệt là các khu bảo tồn có trữ lượng Tre, Nứa nổi tiếng như Thanh Hoá.
Rừng có các loài động vật quý như Voi, Bò tót, Hổ, Tê tê.
Tài nguyên sinh vật quý hiếm là nguồn tài nguyên có giá trị để phát triển ngành khai thác gỗ và lâm sản. Do đó, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung này tập trung nhiều trung tâm công nghiệp chế biến gỗ lớn nhất cả nước, nổi tiếng trong đó là Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn…
Tài nguyên sinh vật biển cũng rất phong phú vì vùng biển dài. Có những bãi cá, tôm chiếm 77% diện tích cả nước, nổi tiếng với những ngư trường lớn như Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa, với trữ lượng trong khu vực khoảng 600.000 tấn/năm và nhiều loại hải sản có giá trị như cá thu, chim, ngừ, trích, và đặc biệt là nguồn hải sản mực phong phú nhất cả nước.
– Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của vùng duyên hải miền Trung rất phong phú vì có nhiều mỏ khoáng sản quốc gia lớn, tiêu biểu là mỏ sắt lớn nhất cả nước, mỏ sắt Thạch Khê, Thiếc Quỳ Hợp, Nghệ An với trữ lượng bằng 60% trữ lượng thiếc của cả nước, Măng Gan có nhiều ở Nghệ An, vàng có nhiều ở Bồng Miêu, Than có nhiều ở Quảng Nam, đá quý có ở Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Crôm ở Cổ Định ( thanh hoá), bờ biển rất giàu cát thủy tinh. Vùng Bắc Trung Bộ rất giàu đá vôi, là nguyên liệu rất tốt để sản xuất xi măng.
Dưới thềm lục địa có bể trầm tích Quảng Nam – Đà Nẵng với trữ lượng dầu khí khá lớn… nên nếu Duyên hải miền Trung được đầu tư và khai thác thì có nhiều triển vọng hình thành cơ sở kinh tế công nghiệp đa mục tiêu.
– Đặc điểm khí hậu và thời tiết đồng bằng duyên hải miền Trung
Phần lớn diện tích thuộc đới khí hậu Đông Trường Sơn, dẫn đến Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông từ phía Đông, trong khi Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa hè và gió Tây khô nóng (gió Lào).
Đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng lớn của bão, tập trung vào các tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/tháng. Riêng tháng 9, ở vùng Bắc Trung Bộ trung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều đến từ phía Đông và Đông Bắc.
Đặc điểm khí hậu đồng bằng duyên hải miền Trung cũng thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Khu vực này là nơi có nhiều ngư trường lớn, chủ yếu ở Nam Trung Bộ, với những cồn cát do gió tạo thành và đầm phá chặn dòng, đồng thời hình thành nên các đảo.
2. Bảng tổng hợp vùng đồng bằng duyên hải miền Trung:
Diện tích | 15 000 km2 |
Đặc điểm | Đây là dải đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ nối tiếp dọc ven biển từ Bắc xuống Nam Gồm các đồng bằng: Thanh – Nghệ – Tĩnh, Bình – Trị – Thiên, Nam – Ngãi – Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận |
Nguồn gốc | Do phù sa hệ thống sông ngòi miền Trung và phù sa biển bồi đắp |
Độ cao | Thay đổi từ 0 đến 200 m |
Hướng nghiêng | Tây – Đông |
Đặc điểm bề mặt | Không bằng phẳng, phân hóa thành 3 dải (ven biển, ở giữa và sát chân núi) |
Đất đai | Kém màu mỡ, tỉ lệ cát cao |
Tốc độ lấn ra biển | Chậm |
3. Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hãy cho biết, dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?
A. Tiếp xúc với thềm lục địa rộng, nông
B. Các cồn cát, đầm phá khá phổ biến
C. Mở rộng các bãi triền thấp phẳng
D. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa
Đáp án đúng B
Câu 2. Hãy cho biết vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm?
A. hẹp ngang, bị chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, thiên nhiên khắc nghiệt
B. thu hẹp về phía nam, thiên nhiên trù phú
C. đất đai màu mỡ, thiên nhiên phân hóa đa dạng
D. mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng
Đáp án đúng A
Câu 3. Đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung là gì?
A. lãnh thổ hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng
B. hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng
C. diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành
D. lãnh thổ hẹp ngang và bị chia cắt, đất nghèo dinh dưỡng
Đáp án đúng D
Câu 4. Hãy cho biết dải đổng bằng ven biển miền Trung không phải là?
A. hẹp ngang
B. được hình thành do các sông bồi đắp
C. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
D. chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn
Đáp án đúng B
Câu 5. Hãy cho biết điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng duyên hải miền Trung?
A. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
B. đất thường nghoèo, nhiều cát, ít phù sa sông
C. từ tây sang đông thường có ba dải địa hình
D. đồng bằng có diện tích lớn, mở rộng về phía biển
Đáp án đúng D
Câu 6: Câu 2 (trang 67 Lịch sử và địa lý 4 Tập 2 VNEN):
– Kể tên một số hoạt động sản xuất của người dân vùng đồng bằng ven biển miền Trung?
– Giải thích vì sao vùng đồng bằng ven biển miền Trung có những sản phẩm sản xuất này?
Đáp án:
– Tên một số hoạt động sản xuất của người dân vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là: trồng lúa, trồng mía, lạc, làm muối, chăn nuôi và đánh bắt cá.
– Sở dĩ vùng đồng bằng ven biển miền Trung có các hoạt động sản xuất này là do điều kiện ở đây cho phép phát triển nông nghiệp. Chi tiết:
+ Đất phù sa màu mỡ, khí hậu ẩm ướt -> trồng lúa
+ Đất pha cát, khô nóng -> trồng cây công nghiệp ngắn ngày, mía đường, lạc
+ Nước biển miền Trung mặn nắng -> làm muối
+ Các tỉnh giáp biển, có nhiều đầm phá -> nuôi trồng thủy sản.