Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có diễn biến rất phức tạp với những biến động của tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và các phong trào độc lập dân tộc nổi dậy ở các nước Indonexia, Lào, Campuchia, Mã Lai, Miến Điện, ... cùng bài viết này tìm hiểu nhé:
Mục lục bài viết
1. Tình hình kinh tế, chính trị – xã hội các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
Vào cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Với những chính sách khai thác thuộc địa và bóc lột của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông Nam Á, làm cho nền kinh tế, chính trị – xã hội có những biến đổi đáng kể:
a. Về kinh tế:
Nền kinh tế các nước Đông Nam Á bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng chỉ được coi là thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi cung cấp nguyên liệu thô cho các nước chính quốc.
b. Về chính trị:
Quyền lực chính trị của các nước Đông Nam Á lúc này đều bị chính quyền thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực. Toàn bộ quyền hành trong nước tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân hay chịu ảnh hưởng, chi phối của các nước tư bản.
c. Về xã hội:
Tình hình xã hội trở nên ngày càng phức tạp với sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc. Giai cấp tư sản dân tộc ngày càng phát triển lớn mạnh, cũng với đó là giai cấp vô sản cũng tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng.
d. Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười (Nga) và cao trào cách mạng trên toàn thế giới đã làm cho phong trào cách mạng ở Đông Nam Á và các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới.
2. Khái quát chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:
a. Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ:
Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây đến các nước Đông Nam Á về mọi mặt.
Nguyên nhân khác do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng khác trên thế giới.
b. Đặc điểm phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:
Các phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là tồn tại song song hai khuynh hướng Dân chủ tư sản và Vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc.
– Hình thức diễn ra đa dạng: khởi nghĩa, cải cách, hòa bình
– Phong trào dân tộc tư sản có bước phát triển rõ rệt: Giai cấp tư sản dân tộc phát triển lớn mạnh. Các chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập ở các nước (Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xia, Việt Nam quốc dân Đảng ở Việt Nam,…).
– Từ thập niên 20 của thế kỉ XX cũng xuất hiện phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản. Từ đó, giai cấp vô sản trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị. Các chính đảng của giai cấp vô sản cũng được thiết lập ở các nước (Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia, Đảng Cộng sản Việt Nam,…). Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt (ví dụ như khởi nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xia (1926-1927); phong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).
– Kết quả: các phong trào trên đều chưa giành thắng lợi nhưng có ý nghĩa quyết định.
3. Nét mới trong phong trào độc lập ở Đông Nam Á:
Từ những đặc điểm về tình hình kinh tế, chính trị – xã hội và đặc điểm các phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất, có thể thế phong trào đã có những bước tiến mới so với những năm đầu thế kỉ XX, thể hiện ở những điểm sau:
– Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc:
+ Phong trào dân tộc tư sản nổi lên đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng đó là: bên cạnh mục tiêu kinh tế như đòi tự do kinh doanh, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong trường học,…
+ Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi tới xã hội như: Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai,…
– Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành:
+ Công nhân là lực lượng nòng cốt của cách mạng chịu ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng trên toàn thế giới đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin và có chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, cùng với sự thành lập của các đảng tư sản, một số Đảng Cộng sản cũng được thành lập ra như: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920); Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin (1930).
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đưa phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh ở Việt Nam,…
4. Bài tập củng cố:
4.1. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã:
A. tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa.
B. đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở thuộc địa.
C. hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại ở các thuộc địa.
D. tăng cường chiến tranh tranh giành thuộc địa.
Đáp án: A
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Bị hội nhập cưỡng bức vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa
B. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản
C. Là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản
D. Công nghiệp có bước phát triển khởi sắc, nhất là công nghiệp nặng
Đáp án: D
Câu 3. Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
B. bị chính quyền thực dân khống chế
C. đều giành được độc lập dân tộc.
D. đều giành được quyền tự trị.
Đáp án: B
Câu 4. Tình hình xã hội các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có đặc điểm gì nổi bật?
A. Giai cấp công nhân đã nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
B. Sự phân hóa giai cấp xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc.
C. Các giai cấp cũ trong xã hội đều bị xóa bỏ.
D. Giai cấp tư sản dân tộc trở thành tay sai của đế quốc.
Đáp án: B
Câu 5. Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
B. Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 – 1933.
C. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới.
D. Sự ra đời của chính đảng vô sản ở các nước Đông Nam Á.
Đáp án: A
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào?
A. Chỉ diễn ra ở ba nước Đông Dương.
B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.
C. Chỉ diễn ra ở những nước Đông Nam Á hải đảo.
D. Chỉ diễn ra ở những nước Đông Nam Á lục địa.
Đáp án: B
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt
B. Phong trào của sĩ phu phong kiến phát triển mạnh
C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị
D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản
Đáp án: B
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ ràng
B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước
C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi
D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú
Đáp án: B
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đòi quyền tự do kinh doanh.
B. Đòi tự chủ về chính trị.
C. Đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
D. Đòi độc lập, chủ quyền cho dân tộc.
Đáp án: D
4.2. Bài tập SGK:
Bài 1 (trang 89): Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Hướng dẫn trả lời:
Dưới sự tác động của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới, phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhưng không đồng đều giữa các nước.
Phong trài có nhiều điểm mới: phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt về tổ chức và mục tiêu đấu tranh; khuynh hướng vô sản xuất hiện; sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở một số nước.
Bài 2 (trang 89): Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào, Camphuchia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nòa?
Hướng dẫn trả lời:
– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ do chính sách bóc lột, đàn áp của thực dân Pháp.
– Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mưởi ra một thời kì đấu tranh mới, đưa phong trào tiếp tục phát triển.
– Những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động thuộc Phong trài đấu tranh đồi các quyền tự do dân chủ phát triển mạnh mẽ.