ASEAN và Liên minh châu Âu - EU đều là tổ chức của những quốc gia liền kề về địa lý, có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa liên mình với nhau, hợp tác cùng phát triển. Mời các bạn tham khảo bài viết sau!
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN:
1.1. Mục tiêu:
– ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 quốc gia thành viên ban đầu gồm: Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Sau đó liên tục kết nạp thêm các nước, cho đến nay có 10 quốc gia thành viên chính thức (năm 2022 mới kết nạp thêm Đông-ti-mo). Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào tháng 7 năm 1995, đón nhận nhiều cơ hội và có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của ASEAN.
– Với mục tiêu chung là xây dựng một cộng đồng đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”.
– Các mục tiêu phát triển của ASEAN được thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử. Năm 2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực, khẳng định lại các mục tiêu cơ bản trong Tuyên bố ASEAN vào năm 1967 và bổ sung thêm 15 mục tiêu.
– Đến nay, các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,…).
+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
1.2. Cơ chế hoạt động:
– Các quốc gia ASEAN tham gia theo nguyên tắc hoạt động: Tự nguyện – Tôn trọng chủ quyền của nhau – Hợp tác ngày càng toàn diện. Phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.
– Các cơ quan của ASEAN gồm:
+ Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Có chức năng xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức 2 lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và có thể được triệu tập khi cần thiết.
+ Hội đồng điều phối ASEAN: Có nhiệm vụ chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN); Điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.
+ Các Hội Cộng ASEAN: Có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.
+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: Có nhiệm vụ thực hiện những thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
1.3. Một số hợp tác của ASEAN:
– Hợp tác kinh tế nội khối:
+ Khu vực thương mại tự do (AFTA) (thành lập năm 1992): Xoá bỏ các hàng rào thuế quan và tăng cường giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. AFTA là hiệp định được triển khai rất thành công giữa các nước, đưa ASEAN trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới.
+ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) (được kí năm 2009): Hiệp định nhằm tăng cường cam kết về một nền thương mại khu vực mở và hội nhập.
+ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): ra đời tại Cuala Lămpơ (Malaixia) năm 2015.
+ Thành lập các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) nhằm phát huy lợi thế thương mại biên giới như: Thái Lan, Inđônêxia, Philíppin, Việt Nam….
– Hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới:
+ Liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, EU,.
+ Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế như: Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN – Trung Quốc, Quỹ liên kết ASEAN – Nhật Bản, Quỹ hợp tác ASEAN – Hàn Quốc, Quỹ tài chính Xanh xúc tác ASEAN,…
2. Liên minh châu Âu – EU:
2.1. Quá trình hình thành và phát triển:
– Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu bắt đầu tăng cường liên kết và thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu (năm 1951) gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua. Sau đó sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu (năm 1958).
– Năm 1967, ba tổ chức trên được thống nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) và sau lại đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1993 và tồn tại đến ngày nay
– Từ 6 nước ban đầu (1957), cho đến nay Liên minh châu Âu EU đang có 27 nước thành viên.
2.2. Mục đích và thể chế:
– Mục đích:
+ Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.
– Các cơ quan chính của EU:
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện châu Âu
+ Hội đồng bộ trưởng EU
+ Ủy ban Liên minh châu Âu
2.3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:
– EU có vai thế như một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới với một thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung (Euro). Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước thành viên nhưng không cách biệt quá lớn.
– EU có vị trí như một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới: EU là một tổ chức dẫn đầu thế giới về thương mại; Giữa các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế; Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu và đối tác nhất của các nước đang phát triển.
3. Nét khác biệt cơ bản giữa ASEAN với Liên minh châu Âu:
– Thứ nhất, bối cảnh lịch sử ra đời của liên minh Châu Âu là những năm 50 với quyết tâm chính trị rất cao từ sau thời “hậu chiến tranh lạnh”, nhất là liên kết mạnh mẽ về an ninh để khỏi lặp lại thảm cảnh của chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này thức đẩy việc thiết lập một cơ chế siêu quốc gia dễ dàng hơn nhiều so với bối cảnh của ASEAN được hình thành trong những năm 90 còn nhiều khó khăn khi mọi quan hệ quốc tế đều đang mở với xu thế chủ đạo của mọi quốc gia là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ để không bị lệ thuộc vào một mối quan hệ nào.
– Thứ hai: Nét khác biệt cơ bản giữa ASEAN với Liên minh châu Âu là xem hợp tác và phát triển kinh tế, tài chính là hoạt động chủ yếu. Còn sự ra đời của Liên minh châu Âu EU là đỉnh điểm của mong muốn chung biến ý tưởng và nguyện vọng thống nhất châu Âu thành hiện thực, ngày càng thu hẹp tính chất là một tập hợp các quốc gia dân tộc có chủ quyền.
– Thứ ba, với đặc thù “hướng ngoại” của các quốc gia để hợp tác với nhau trong xu hướng toàn cầu hóa của ASEAN những năm 90, nên không có động lực chính trị lớn mạnh đến mức có thể tạo ra sự liên kết chính trị theo con đường “hướng nội” mạnh mẽ như EU vào những năm 50-60.
– Thứ tư, các nước thành viên của ASEAN là các nước Đông Nam Á vừa và nhỏ, hoặc có nước có trình độ phát triển kinh tế thấp, quy mô nhỏ, không có các cường quốc có thể đóng vai trò trụ cột cho liên kết như Pháp và Đức, … ở Châu Âu.
– Thứ năm, các nước ASEAN có sự chênh lệch về trình độ phát triển khác nhau, tồn tại khoảng cách giàu nhất và nghèo nhất…, trong khi ở EU không có quá nhiều sự chênh lệch trong trình độ phát triển giữa các nước.
– Thứ sáu, các quốc gia trong hiệu hội các quốc gia ASEAN có nhiều khác biệt rất sâu sắc về các giá trị văn hóa và chuẩn mực, khiến cho việc tìm ra các chuẩn mực giá trị chung gặp nhiều khó khăn. Trong khi các nước EU tương đối đồng nhất và gần gũi về về văn hóa, sắc tộc, tôn giáo, thể chế chính trị và mô hình phát triển kinh tế,
4. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời vào năm:
A. 1965
B. 1966
C. 1967
D. 1968
Đáp án: C. 1967
Câu 2: Những năm đầu các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam hợp tác về lĩnh vực:
A. Kinh tế
B. Giáo dục
C. Văn hóa
D. Quân sự
Đáp án: D
Câu 3: Hiện nay có bao nhiêu quốc gia tham gia vào ASEAN
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Đáp án: B.
Câu 4: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào
A. 1967
B. 1984
C. 1995
D. 1997
Đáp án: C.
Câu 5: Mục tiêu chung của ASEAN là
A. Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.
B. Xây dựng một công đồng hòa hợp.
C. Cùng nhau phát triển kinh tế -xã hội.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án: D.
Câu 6: Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI là hợp tác của 3 quốc gia nào:
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
B. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
C. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a
D. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan
Đáp án: B.
Câu 7: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua:
A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
B. Hình thành một thị trường chung
C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩn
D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
Đáp án: D.
Câu 8: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua:
A. Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.
B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
C. Xây dựng các tuyến đường giao thông.
D. Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
Đáp án: B.
Câu 9: Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là
A. gạo
B. cà phê
C. cao su
D. thủy sản
Đáp án: A.
Câu 10 : Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam gạp phải những khó khăn nào:
A. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
B. Khác biệt về thể chế chính trị.
C. Bất đồng về ngôn ngữ.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án: D.
Câu 11. Tự do lưu thông hàng hóa giúp cho các nước EU:
A. Không phải đóng thuế nhập khẩu.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Đáp án: D
Câu 12. Người dân của các nước thành viên EU có thể mở tài khoản tại các ngân hàng của các nước khác là hình thức biểu hiện của:
A. Tự do di chuyển.
B. Tự do lưu thông dịch vụ.
C. Tự do lưu thông tiền vốn.
D. Tự di lưu thông hàng hóa.
Đáp án: C
Câu 13. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền hai nước:
A. Anh – Pháp.
B. Anh – Hà Lan.
C. Anh – Đức.
D. Anh – Thụy Điển.
Đáp án: A
Câu 14. Ý nghĩa của việc EU sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô:
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.
B. Hạn chế rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.
C. Đơn giản hóa công tác kế hoạch của các công ti xuyên quốc gia.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Câu 15. Hình thức tổ chức sản xuất máy bay E-bớt của EU là:
A. Tập trung hóa.
B. Chuyên môn hóa.
C. Liên hợp hóa.
D. Chuyên môn hóa, hợp tác hóa.
Đáp án: D
Câu 16: Ý nào sau đây là biểu hiện của thuận lợi trong tự do lưu thông của Liên minh châu Âu?
A. Tự do di chuyển
B. Tự do lưu thông hàng hóa
C. Tự do lưu thông dịch vụ
D. Tự do lưu thông tiền vốn
Đáp án: A
Câu 17: Ý nào sau đây là biểu hiện tích cực của Liên minh châu Âu?
A. Tự do lưu thông dịch vụ
B. Tự do lưu thông hàng hóa
C. Tự do di chuyển
D. Tự do lưu thông tiền vốn
Đáp án: A
Câu 18: Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp CÔNG NGHIỆP hàng không E-bớt (Airbus) gồm
A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
B. Đức, Pháp, Đan Mạch.
C. Đức, Pháp, Anh.
D. Đức, Pháp, Thụy Điển.
Đáp án: C
Câu 19: Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực
A. Biên giới của EU.
B. Nằm giữa mỗi nước của EU.
C. Nằm ngoài EU.
D. Không thuộc EU.
Đáp án: A
Câu 20: Đồng tiền chung châu Âu EURO bắt đầu sử dụng ở châu Âu vào
A. Năm 1997
B. Năm 2000
C. Năm 1999
D. Năm 2001
Đáp án: C
Câu 21: Đồng Euro so với đồng Đôla Mĩ có ưu thế và hạn chế là
A. Có khả năng lưu hành mạnh trên thế giới hơn đồng Đôla.
B. Có giá trị hơn đồng Đôla, nhưng khả năng lưu hành yếu hơn đồng Đôla.
C. Có giá trị thấp hơn đồng Đôla, lưu thông yếu hơn đồng Đôla.
D. Chỉ có giá trị lưu hàng trong các nước EU,không có khả năng trao đổi quốc tế.
Đáp án: B
Câu 22: Nét khác biệt cơ bản giữa tổ chức ASEAN với Liên minh Châu Âu (EU) là:
A. Hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, quân sự.
B. Hội nhập tất cả các nước trong khu vực có chế độ chính trị khác nhau.
C. Chung ngôn ngữ, chung nền văn hóa và trình độ phát triển tương đồng.
D. Xem hợp tác và phát triển kinh tế, tài chính là hoạt động chủ yếu.