Nhắc đến nông nghiệp Nhật Bản, người ta thường nhắc ngay đến những mô hình nông nghiệp hiện đại, tiên tiến. Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là?
A. Tự cung, tự cấp.
B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
C. Quy mô lớn.
D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Đáp án đúng: A
Lời giải:
Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật và công nghệ để tăng năng suất cây trồng vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
2. Nền nông nghiệp của Nhật Bản:
* Tình hình phát triển chung
– Thu hút khoảng 3 % lực lượng lao động và chiếm khoảng 1,0 % GDP (năm 2020).
– Diện tích đất canh tác chỉ chiếm khoảng 13 % diện tích lãnh thổ.
– Diện tích đất tự nhiên của Nhật Bản là 378.000 km2. Trong đó, đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.
– Nhật Bản có nền nông nghiệp hiện đại, hướng vào sản xuất thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hoá, tự động hoá ở các khâu của quá trình sản xuất, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
– Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại quy mô vừa và nhỏ.
– Trước cuộc đại cải cách của Nhật năm 1868, có đến 80% dân số làm nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp chính là lúa nước. Thời đó, phương pháp nông nghiệp của Nhật cũng là canh tác truyền thống. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Nhật không được thuận lợi.
– Do điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi nên nông nghiệp Nhật Bản chuyển sang canh tác với phương pháp hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này giúp giảm thiểu lao động tối đa và nâng cao năng suất.
– Nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản.
– Những khu vườn trong nhà kính được dựng lên để thay thế những mảnh ruộng, vườn. Mọi công đoạn trong nhà kính đều được áp dụng những khoa học hiện đại, từ ươm giống, cấy cây, chăm sóc đến thu hoạch. Kỹ thuật trồng cây trong nhà kính không những giúp tăng năng suất cây trồng mà còn giúp tăng chất lượng sản phẩm.
* Một số ngành tiêu biểu
– Trồng trọt
+ Chiếm hơn 63 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (năm 2020) và được hiện đại hoá.
+ Các sản phẩm chủ yếu là: lúa gạo, rau, hoa quả.
+ Hoạt động trồng trọt tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô, tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (dão Hôn-su),…
– Chăn nuôi khá phát triển, các vật nuôi chủ yếu là: gà, bò, lợn… Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, áp dụng công nghệ hiện đại và có sản lượng cao, chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô.
– Lâm nghiệp:
+ Nhật Bản có diện tích rừng lớn, chiếm khoảng 66 % diện tích lãnh thổ. Việc bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng rất được chú trọng; rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng cả nước.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ có sự tăng trưởng nhanh, sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,3 triệu m3.
– Thuỷ sản:
+ Đánh bắt thuỷ sản được hiện đại hoá, áp dụng công nghệ kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Nhật Bản là một trong những nước có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, sản lượng đánh bắt hằng năm cao. Đánh bắt xa bờ được chú trọng và chiếm phần lớn sản lượng thuỷ sản đánh bắt, là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển; phân bố rộng rãi, tập trung nhiều ở các vịnh biển và ven các đảo. Các loại được nuôi chủ yếu là: tôm, rong biển, sò, trai lấy ngọc,…
3. Vì sao nông nghiệp Nhật Bản được coi là “kiểu mẫu”?
Nhắc đến nông nghiệp Nhật Bản, người ta thường nhắc ngay đến những mô hình nông nghiệp hiện đại, tiên tiến. Đây cũng được xem là nền nông nghiệp kiểu mẫu với sự áp dụng của khoa học kỹ thuật với hệ thống máy móc hiện đại.
– Ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp
“Đất nước mặt trời mọc” là quốc gia có nền công nghiệp vô cùng phát triển với sự ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong chế biến và sản xuất. Đặc biệt, những ứng dụng này còn được áp dụng tối đa vào nông nghiệp, đem đến nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ, khiến cả thế giới phải học hỏi.
– Áp dụng kỹ thuật canh tác nhà kính
Là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá hạn hẹp, Nhật Bản luôn tìm ra những giải pháp tối ưu để khắc phục vấn đề. Trong ngành nông nghiệp cũng vậy.
Tại “xứ sở mặt trời”, trồng rau thủy sinh là mô hình rất được ưa chuộng bởi thời tiết tại Nhật không mấy thuận lợi cho trồng trọt. Vì thế, trồng ray trong nhà kính là chọn lựa tốt nhất.
Nhà kính luôn tạo điều kiện tốt nhất cho thực vật sinh trưởng và phát triển, không tiếp xúc với mưa bão, không chịu ảnh hưởng của thời tiết thất thường như mưa bão, nắng gió…Thêm đó, trồng rau thủy sinh cũng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đem đến giá trị kinh tế cao, hạn chế việc sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường.
– Sử dụng Robot trong sản xuất nông nghiệp
Cũng giống như những ngành nghề khác, nông nghiệp Nhật Bản đang dần có sự thay đổi toàn diện trong thời đại 4.0. Robot hiện đang góp phần không nhỏ trong phát triển ngành nông nghiệp Nhật Bản.
Để hỗ trợ việc thu hoạch nông sản, robot được tạo ra với kích thước nhỏ gọn để có thể dễ dàng luồn qua các khe trống giữa 2 luống canh tác mà không làm ảnh hưởng đến cây trồng.
Từ khi sử dụng robot trong nông nghiệp, Nhật Bản đã cho ra những con số vô cùng bất ngờ. Nếu năm 1868, Nhật Bản sử dụng 80% dân số tham gia vào hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp thì đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp. Con số này khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục.
Có thể thấy, việc sử dụng robot trong ngành nông nghiệp Nhật Bản đã đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn đối với nền nông nghiệp nước này.
Đầu tiên, phải kể đến sản lượng cho ra hàng năm. Từ khi ứng dụng robot vào sản xuất, sản lượng nông nghiệp không chỉ đáp nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có thể xuất khẩu.
Chất lượng của sản phẩm nông nghiệp cũng được cải thiện rất nhiều, đem lại giá trị kinh tế cao, khẳng định vị trí mặt hàng nông sản của Nhật trên thương trường thế giới.
Ngành nông nghiệp Nhật Bản đang có sự đầu tư đúng đắn, tập trung vào điểm mạnh là áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa thiết bị tân tiến nhất tham gia sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc.
4. Một số bài tập trắc nghiệm liên quan có đáp án:
Câu 1. Quần đảo Nhật Bản nằm ở
A. Đông Á.
B. Nam Á.
C. Bắc Á.
D. Tây Á.
Câu 2. Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?
A. Gió mùa.
B. Gió Tây.
C. Gió Tín phong.
D. Gió phơn.
Câu 3. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của vùng nào Nhật Bản?
A. Phía bắc Nhật Bản.
B. Phía nam Nhật Bản.
C. Khu vực trung tâm.
D. Ven biển Nhật Bản.
Câu 4. Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu vùng nào của Nhật Bản?
A. Đảo Hô-cai-đô.
B. Phía nam Nhật Bản.
C. Đảo Hôn-su.
D. Phía bắc Nhật Bản.
Câu 5. Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là
A. dầu mỏ và khí đốt.
B. sắt và mangan.
C. than đá và đồng.
D. bôxit và apatit.
Câu 6. Thiên tai nào sau đây thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản?
A. Bão.
B. Động đất.
C. Hạn hán.
D. Ngập lụt.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là đặc điểm kinh tế của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952?
A. Bị suy sụp nghiêm trọng.
B. Trở thành cường quốc hàng đầu.
C. Tăng trưởng và phát triển nhanh.
D. Được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 8. Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là
A. Không có tinh thần đoàn kết, hiếu học.
B. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.
C. Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.
D. Năng động nhưng không cần cù, tự giác.
Câu 9. Nguyên nhân nào làm cho vùng biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú?
A. Có nhiều bão, sóng thần hoạt động.
B. Có diện tích rộng lớn nhất khu vực.
C. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên nước biển nóng.
D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
Câu 10. Nhận định nào là hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản?
A. Thị trường bị thu hẹp.
B. Thiếu nguồn vốn đầu tư.
C. Khoa học chậm đổi mới.
D. Thiếu nguyên, nhiên liệu.
Đáp án:
Câu 1. A. Đông Á.
Câu 2. A. Gió mùa.
Câu 3. A. Phía bắc Nhật Bản.
Câu 4. B. Phía nam Nhật Bản.
Câu 5. C. than đá và đồng.
Câu 6. B. Động đất.
Câu 7. A. Bị suy sụp nghiêm trọng.
Câu 8. B. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.
Câu 9. D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
Câu 10. D. Thiếu nguyên, nhiên liệu.
THAM KHẢO THÊM: